Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Khai mạc Đại tiệc pháo hoa trên sông Hàn DIFC-2011


Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2011 (DIFC-2011) đã chính thức khai mạc lúc 20 giờ tối nay, 29-4 và phát sóng truyền hình trực tiếp trên các kênh VTV1 và VTV4. Đây là lần đầu tiên sau 3 năm tổ chức, DIFC-2011 được diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4) và Ngày Quốc tế Lao động (1-5).

DIFC 2011 đã khai diễn đêm qua với hai “tân binh” Anh và Hàn Quốc cùng với đội chủ nhà Đà Nẵng – Việt Nam. Đúng như chủ đề năm nay “Lung linh sông Hàn”, cuộc thi tầm cỡ quốc tế ngay đêm đầu tiên đã “chiếu” lên trời đêm Đà Nẵng những khúc phim huyền ảo giao thoa giữa ánh sáng và âm nhạc.

Sông Hàn lung linh, huyền ảo bởi sắc màu, âm thanh và ánh sáng, để cảm xúc con người thăng hoa với những màn trình diễn đặc sắc của các đội pháo hoa trong đêm thi đấu đầu tiên.

Thuyền hoa đã góp thêm nét đẹp cho lung linh sông Hàn

Đến dự đêm khai mạc, có các đồng chí: Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương (UVTW) Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Huỳnh Ngọc Sơn, UVTW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí UVTW Đảng: Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL; Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT; Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban MTTQ Việt Nam; Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Trương Quang Nghĩa, Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương…; đại diện lãnh đạo các bộ ,ban, ngành và cơ quan Trung ương, các địa phương trong cả nước.

Văn nghệ khai mạc DIFC 2011

Về phía lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, có các đồng chí: Nguyễn Bá Thanh, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Trần Văn Minh, UVTW Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; cùng lãnh đạo Thường trực Thành ủy và đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể, các sở, ban, ngành, địa phương và các vị lão thành cách mạng.

Về phía khách quốc tế có đại diện cơ quan ngoại giao của Liên bang Nga, Cộng hòa DCND Lào, các cơ quan ngoại giao, tổ chức phi chính phủ tại Đà Nẵng…

Văn nghệ khai mạc DIFC 2011

Phần trình diễn dài 20 phút của đội Jubilee Fireworks – Anh đã đưa người xem xuôi dòng lịch sử sông Hàn, với các thời khắc phát triển chính, từ thượng nguồn của dòng sông ở Quảng Nam cho đến khi đổ ra biển Đông tại Đà Nẵng.

Với chủ đề “Lung linh sông Hàn”, DIFC-2011 thu hút sự tham gia của 5 đội: Đà Nẵng – Việt Nam, Panda Fireworks (Trung Quốc), Parante Fireworks A&C SNC (Ý), Hanwha (Hàn Quốc) và Jubilee Fireworks (Anh).

Hình ảnh màn trình diễn của đội Jubilee Fireworks:

Hình ảnh màn trình diễn của đội Jubilee Fireworks
Hình ảnh màn trình diễn của đội Jubilee Fireworks
Hình ảnh màn trình diễn của đội Jubilee Fireworks
Hình ảnh màn trình diễn của đội Jubilee Fireworks
Hình ảnh màn trình diễn của đội Jubilee Fireworks
Hình ảnh màn trình diễn của đội Jubilee Fireworks
Hình ảnh màn trình diễn của đội Jubilee Fireworks
Hình ảnh màn trình diễn của đội Jubilee Fireworks
Hình ảnh màn trình diễn của đội Jubilee Fireworks

Với chủ đề “Sông Hàn và những thách thức”, màn trình diễn của đội Hanwha – Hàn Quốc đã thể hiện đẳng cấp ở sự kết hợp hoàn hảo giữa âm thanh và ánh sáng. Khán giả sẽ có dịp thưởng thức một màn trình diễn pháo hoa đậm chất nghệ thuật trên cả hai nền nhạc hiện đại và truyền thống của Hàn Quốc. Sắc màu và các hiệu ứng pháo hoa nghệ thuật đỉnh cao của màn trình diễn sẽ đưa khán giả ngược dòng thời gian để đến với lịch sử của dòng sông Hàn.

Hình ảnh trình diễn của đội Hanwha:

 

Hình ảnh trình diễn của đội Hanwha
Hình ảnh trình diễn của đội Hanwha
Hình ảnh trình diễn của đội Hanwha
Hình ảnh trình diễn của đội Hanwha
Hình ảnh trình diễn của đội Hanwha
Hình ảnh trình diễn của đội Hanwha
Hình ảnh trình diễn của đội Hanwha
Hình ảnh trình diễn của đội Hanwha

Phần trình diễn dài 21 phút với chủ đề “Lung linh sông Hàn” của đội chủ nhà Đà Nẵng được chia thành 4 phần, gắn liền với thiên nhiên, cảnh quan và con người Đà Nẵng.

Hình ảnh màn trình diễn của đội Đà Nẵng:

 

Hình ảnh màn trình diễn của đội Đà Nẵng

 

Hình ảnh màn trình diễn của đội Đà Nẵng
Hình ảnh màn trình diễn của đội Đà Nẵng
Hình ảnh màn trình diễn của đội Đà Nẵng
Hình ảnh màn trình diễn của đội Đà Nẵng
Hình ảnh màn trình diễn của đội Đà Nẵng
Hình ảnh màn trình diễn của đội Đà Nẵng
Hình ảnh màn trình diễn của đội Đà Nẵng
Hình ảnh màn trình diễn của đội Đà Nẵng
Lễ hội pháo Hoa

Lưu Thủy – Thanh Tuyền – Văn Nở


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kiên quyết cắt giảm đầu tư công


Để thực hiện kiềm chế lạm phát, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương kiên quyết cắt giảm các dự án chưa cần thiết, kém hiệu quả bằng vốn NSNN, dồn vốn đầu tư vào các công trình cấp bách, quan trọng, hoàn thành trong năm 2011.
Trong hai ngày 28 – 29/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 4/2011 nhằm đánh giá tình hình kinh tế – xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm, bàn giải pháp chỉ đạo điều hành tháng 5/2011.

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4
Rà soát, cắt giảm đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, hầu hết các bộ ngành, địa phương đã tiến hành rà soát, cắt giảm và điều chuyển vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước.
Theo đó, các Bộ, ngành Trung ương đã cắt giảm 172 dự án khởi công mới, 53 dự án chuyển tiếp với tổng số vốn cắt giảm là 899,4 tỷ đồng. Đồng thời các Bộ, ngành, cơ quan trực thuộc trung ương đã tiến hành điều chuyển vốn cho 280 dự án.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng cắt giảm 880 dự án khởi công mới và 604 dự án chuyển tiếp với tổng số vốn hơn 4.229 tỷ đồng. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cũng đã tiến hành rà soát, đình hoãn, giãn tiến độ 907 dự án với tổng số vốn trên 39.212 tỷ đồng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ lưu ý Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, kiên quyết cắt giảm, không khởi công mới các dự án chưa cần thiết, loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải bằng nguồn vốn NSNN để dồn vốn cho các công trình, dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2011, đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao, thiết thực; đồng thời công bố công khai.
Thị trường tiền tệ, tín dụng: Tín hiệu tích cực
Các thành viên Chính phủ nhận định, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, từ đầu năm đến nay, ngành ngân hàng đã tích cực triển khai chính sách về tiền tệ tín dụng, lãi suất, quản lý vàng và ngoại tệ, cũng như các chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, bước đầu đã đem lại những kết quả bước đầu.
Tổng phương tiện thanh toán giảm 0,69%, tăng trưởng tín dụng giảm qua từng tháng, chỉ tăng có 5,29% so với cuối năm 2010 và nhiều khả năng đạt dưới 20% trong năm 2011.
Thị trường ngoại hối dần đi vào ổn định. Người dân và doanh nghiệp bắt đầu bán ngoại tệ cho ngân hàng. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng sát với tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại. Chỉ số vàng và USD giảm. Giá vàng trong nước đã thấp hơn với giá vàng thế giới.
Các thành viên Chính phủ cũng tập trung phân tích về nguyên nhân giá tiêu dùng tháng 4/2011, là tháng có mức tăng cao nhất trong gần 3 năm qua (3,32%). Theo đó, nguyên nhân chủ yếu là do giá hàng hóa trên thị trường thế giới, đặc biệt là giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm tăng mạnh đã gây áp lực tăng giá thị trường hàng hóa trong nước. Bên cạnh đó, phản ứng dây chuyền và tác động tâm lý sau khi có sự điều chỉnh một số mặt hàng thiết yếu như giá xăng, điện, gas, than bán cho điện, tỷ giá VND/USD, tăng lãi suất,…cũng đã góp phần làm tăng giá hàng hóa tiêu dùng.
Xuất khẩu tăng ấn tượng
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức do chi phí đầu vào tăng cao, sản xuất công nghiệp trong cả nước duy trì mức tăng 14,2%, trong đó nổi lên là khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt tốc độ tăng cao hơn mức tăng toàn ngành.
Sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục ổn định tuy gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Đồng bằng sông Cửu Long được mùa vụ Đông Xuân, thủy sản tăng 3,1%.
Đặc biệt, xuất khẩu đạt nhiều kết quả ấn tượng. Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2011 ước đạt 7,3 tỷ USD. Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 26,9 tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm trước và gấp 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (10%). Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng cao như dầu thô, cao su, sắt thép, dệt may, giày dép, hàng điện tử, máy tính, thủy sản, cà phê…
Chú trọng an sinh
4 tháng đầu năm 2011, các cấp, các ngành và đoàn thể từ trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 13,9 nghìn tấn lương thực và 2,6 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định trợ cấp khó khăn đột xuất cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi, người có công và hộ nghèo đời sống gặp nhiều khó khăn.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính bố trí khoản kinh phí trên 371 tỷ đồng để hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo tháng 3 và quý II/2011. Từ đầu năm đến nay, các Bộ, ngành, địa phương cũng tạo việc làm cho gần 500 nghìn người, riêng tháng 4/2011 đã tạo việc làm cho 142 nghìn người.
Phiên họp
Không để đầu cơ, tăng giá bất hợp lý
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai đồng bộ, quyết liệt Nghị quyết 02, Nghị quyết 11 của Chính phủ và Kết luận của Bộ Chính trị về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Các chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng bước đầu đã đạt kết quả tích cực; sản xuất công nông nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, thu ngân sách,…đạt được kết quả đáng khích lệ.
Đời sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo, người có thu nhập thấp được quan tâm. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng được tổ chức tốt với nhiều nội dung phong phú, sôi động. An ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, trước chiều hướng lạm phát và giá cả thế giới tăng cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng phải thường xuyên cập nhật tình hình, tăng cường công tác dự báo.
Các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kiên trì, đồng bộ các giải pháp và các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ về bình ổn giá, thị trường, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm nhập siêu, cắt giảm nhập khẩu các hàng xa xỉ phẩm, nhất là ô tô nguyên chiếc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, thời gian qua, chúng ta đã thành công trong việc điều chỉnh giá một số mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu theo cơ chế thị trường; bước tiếp theo phải tăng cường minh bạch, kiểm soát giá, không để đầu cơ, tăng giá bất hợp lý. Ngân hàng cần thực hiện các giải pháp để tiếp tục duy trì ổn định lãi suất huy động, đồng thời tiết kiệm chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo lãi suất cho vay ở mức hợp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh. Ngân hàng nào không thực hiện, kiên quyết đình chỉ, rút giấy phép kinh doanh.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhắc nhở các Bộ, ngành, địa phương thực hiện kiên quyết việc tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở các công trình chưa cấp bách và điều chuyển vốn vào các công trình cấp thiết, có khả năng hoàn thành trong năm nay. Tích cực, chủ động phòng chống lụt bão, thiên tai, bảo đảm ổn định sản xuất nông nghiệp. Thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm điện, bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất và sinh hoạt; có các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân, nhất là đối với người nghèo, các đối tượng chính sách, người làm công ăn lương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhắc nhở các cấp các ngành đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội để thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế – xã hội đề ra; tích cực ngăn chặn, giảm thiểu tai nạn giao thông; chuẩn bị tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016…
Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ cũng đóng góp ý kiến cho dự thảo Chương trình hành động triển khai Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020 và phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015; dự án Luật Giáo dục; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; báo cáo về công tác chuẩn bị bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp; báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009 trước khi trình Quốc hội…/.
Việt Đông Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điện đàm với Thủ tướng CHLB Đức Angela Merkel


Ngày 28/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel trao đổi về tình hình và các biện pháp tăng cường quan hệ hai nước Việt Nam-Đức. Hai Thủ tướng hài lòng nhận thấy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Đức trong thời gian qua phát triển mạnh mẽ, sâu rộng ở các cấp và trên nhiều lĩnh vực như chính trị – ngoại giao, kinh tế – thương mại – đầu tư, hợp tác phát triển, giáo dục – đào tạo, văn hoá; nhất trí cần tăng cường và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác song phương, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của Chính phủ và nhân dân hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm CHLB Đức tháng 3/2008. Ảnh: TTXVN
Hai bên bày tỏ vui mừng và đánh giá cao việc Đức tiếp tục là đối tác thương mại trong EU lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15%/năm, đạt trên 4,1 tỷ USD năm 2010Hơn 200 doanh nghiệp Đức, trong đó có nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực thiết bị, máy móc, công nghệ, hóa dược,… đang đầu tư, kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam. Hai Thủ tướng đã trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy triển khai đúng tiến độ các dự án hợp tác trọng điểm là Tuyến tầu điện ngầm số 2 và Đại học Việt – Đức tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Chính phủ Đức tiếp tục cam kết ưu tiên viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam trong thời gian tới, trong bối cảnh kinh tế Đức gặp không ít khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Thủ tướng  Angela Merkel khẳng định Chính phủ Đức ủng hộ mạnh mẽ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam, nhất là việc EU sớm thông qua Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) đã ký tắt với Việt Nam và việc sớm khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại lời mời Thủ tướng Angela Merkel sang thăm Việt Nam. Thủ tướng Angela Merkel đã vui vẻ nhận lời và thông báo sẽ đi thăm Việt Nam vào tháng 10/2011. Hai Thủ tướng nhất trí giao Bộ Ngoại giao hai nước chuẩn bị kỹ chương trình và nội dung chuyến thăm, bảo đảm chuyến thăm thành công, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới./.
Trần Xuân

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông vận tải ĐBSCL


Ngày 28/4/2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 638/QĐ-TTg về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông của vùng đồng bằng sông Cửu Long phải đi trước một bước, trên cơ sở làm tốt công tác quy hoạch, hình thành một hệ thống giao thông đồng bộ, liên hoàn và kết hợp được các hình thức vận tải.

Nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Hàm Luông. Ảnh minh họa

Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2011 – 2015 là tiếp tục hoàn thành các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đã có trong kế hoạch 2005 – 2010 theo quyết định 344/2005/QĐ- TTg ngày 26/12/2005.

Trong đó, về đường bộ hoàn thành đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp các dự án như quốc lộ 91 đoạn Châu Đốc – Tịnh Biên, tuyến N1 đoạn Bình Hiệp – Mỏ Vẹt trên địa phận tỉnh Long An và toàn bộ dự án tuyến N1 từ Đức Huệ – Châu Đốc;…

Hoàn thành tuyến cao tốc đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận (theo hình thức Hợp đồng BOT); dự án đường Hành lang ven biển phía Nam (từ cửa khẩu Xà Xía đến Cà Mau); đầu tư xây dựng cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống và tuyến tránh Long Xuyên.

Ngoài ra, đầu tư xây dựng tuyến vận tải thủy Cà Mau – Năm Căn, tuyến Kiên Lương – Hà Tiên, tuyến Bạc Liêu – Cà Mau (giai đoạn I) và 6 bến xếp dỡ; sớm hoàn thành cảng hàng không quốc tế Phú Quốc mới (giai đoạn I) để đưa vào khai thác sử dụng, đảm bảo tiếp nhận loại máy bay B777, B747;…

 

Đồng bằng Sông Cửu Long

Đầu tư một số dự án trọng điểm

Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2011 – 2015 đặt ra là về đường bộ, đầu tư xây dựng một số dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng do Trung ương quản lý nhằm tạo động lực phát triển vùng như tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi; tuyến nối 2 cầu Cao Lãnh – Vàm Cống; mở rộng quốc lộ 1A đoạn Cần Thơ – Phụng Hiệp và tuyến tránh quốc lộ 1A qua thành phố Cà Mau;…

Ngoài ra, đầu tư xây dựng cầu Long Bình; từng bước đầu tư hệ thống đường bộ ven biển đối với các đoạn thuộc trách nhiệm quản lý đầu tư của Trung ương; nâng cấp một số hạng mục các cảng hàng không Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động trong việc lập dự án cho các dự án quan trọng, cấp bách; cân đối ngân sách và huy động mọi nguồn lực hợp pháp để đầu tư. Trung ương sẽ xem xét hỗ trợ đầu tư xây dựng một số dự án của địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của khu vực.

Hoàng Diên


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kiên quyết cắt giảm đầu tư công


Để thực hiện kiềm chế lạm phát, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương kiên quyết cắt giảm các dự án chưa cần thiết, kém hiệu quả bằng vốn NSNN, dồn vốn đầu tư vào các công trình cấp bách, quan trọng, hoàn thành trong năm 2011.

Trong hai ngày 28 – 29/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 4/2011 nhằm đánh giá tình hình kinh tế – xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm, bàn giải pháp chỉ đạo điều hành tháng 5/2011.

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4

Rà soát, cắt giảm đầu tư công

Theo báo cáo của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, hầu hết các bộ ngành, địa phương đã tiến hành rà soát, cắt giảm và điều chuyển vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước.

Theo đó, các Bộ, ngành Trung ương đã cắt giảm 172 dự án khởi công mới, 53 dự án chuyển tiếp với tổng số vốn cắt giảm là 899,4 tỷ đồng. Đồng thời các Bộ, ngành, cơ quan trực thuộc trung ương đã tiến hành điều chuyển vốn cho 280 dự án.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng cắt giảm 880 dự án khởi công mới và 604 dự án chuyển tiếp với tổng số vốn hơn 4.229 tỷ đồng. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cũng đã tiến hành rà soát, đình hoãn, giãn tiến độ 907 dự án với tổng số vốn trên 39.212 tỷ đồng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ lưu ý Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, kiên quyết cắt giảm, không khởi công mới các dự án chưa cần thiết, loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải bằng nguồn vốn NSNN để dồn vốn cho các công trình, dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2011, đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao, thiết thực; đồng thời công bố công khai.

Thị trường tiền tệ, tín dụng: Tín hiệu tích cực

Các thành viên Chính phủ nhận định, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, từ đầu năm đến nay, ngành ngân hàng đã tích cực triển khai chính sách về tiền tệ tín dụng, lãi suất, quản lý vàng và ngoại tệ, cũng như các chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, bước đầu đã đem lại những kết quả bước đầu.

Tổng phương tiện thanh toán giảm 0,69%, tăng trưởng tín dụng giảm qua từng tháng, chỉ tăng có 5,29% so với cuối năm 2010 và nhiều khả năng đạt dưới 20% trong năm 2011.

Thị trường ngoại hối dần đi vào ổn định. Người dân và doanh nghiệp bắt đầu bán ngoại tệ cho ngân hàng. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng sát với tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại. Chỉ số vàng và USD giảm. Giá vàng trong nước đã thấp hơn với giá vàng thế giới.

Các thành viên Chính phủ cũng tập trung phân tích về nguyên nhân giá tiêu dùng tháng 4/2011, là tháng có mức tăng cao nhất trong gần 3 năm qua (3,32%). Theo đó, nguyên nhân chủ yếu là do giá hàng hóa trên thị trường thế giới, đặc biệt là giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm tăng mạnh đã gây áp lực tăng giá thị trường hàng hóa trong nước. Bên cạnh đó, phản ứng dây chuyền và tác động tâm lý sau khi có sự điều chỉnh một số mặt hàng thiết yếu như giá xăng, điện, gas, than bán cho điện, tỷ giá VND/USD, tăng lãi suất,…cũng đã góp phần làm tăng giá hàng hóa tiêu dùng.

Xuất khẩu tăng ấn tượng

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức do chi phí đầu vào tăng cao, sản xuất công nghiệp trong cả nước duy trì mức tăng 14,2%, trong đó nổi lên là khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt tốc độ tăng cao hơn mức tăng toàn ngành.

Sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục ổn định tuy gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Đồng bằng sông Cửu Long được mùa vụ Đông Xuân, thủy sản tăng 3,1%.

Đặc biệt, xuất khẩu đạt nhiều kết quả ấn tượng. Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2011 ước đạt 7,3 tỷ USD. Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 26,9 tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm trước và gấp 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (10%). Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng cao như dầu thô, cao su, sắt thép, dệt may, giày dép, hàng điện tử, máy tính, thủy sản, cà phê…

Chú trọng an sinh

4 tháng đầu năm 2011, các cấp, các ngành và đoàn thể từ trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 13,9 nghìn tấn lương thực và 2,6 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định trợ cấp khó khăn đột xuất cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi, người có công và hộ nghèo đời sống gặp nhiều khó khăn.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính bố trí khoản kinh phí trên 371 tỷ đồng để hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo tháng 3 và quý II/2011. Từ đầu năm đến nay, các Bộ, ngành, địa phương cũng tạo việc làm cho gần 500 nghìn người, riêng tháng 4/2011 đã tạo việc làm cho 142 nghìn người.

Phiên họp

Không để đầu cơ, tăng giá bất hợp lý

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai đồng bộ, quyết liệt Nghị quyết 02, Nghị quyết 11 của Chính phủ và Kết luận của Bộ Chính trị về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Các chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng bước đầu đã đạt kết quả tích cực; sản xuất công nông nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, thu ngân sách,…đạt được kết quả đáng khích lệ.

Đời sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo, người có thu nhập thấp được quan tâm. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng được tổ chức tốt với nhiều nội dung phong phú, sôi động. An ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.

Tuy nhiên, trước chiều hướng lạm phát và giá cả thế giới tăng cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng phải thường xuyên cập nhật tình hình, tăng cường công tác dự báo.

Các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kiên trì, đồng bộ các giải pháp và các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ về bình ổn giá, thị trường, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm nhập siêu, cắt giảm nhập khẩu các hàng xa xỉ phẩm, nhất là ô tô nguyên chiếc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, thời gian qua, chúng ta đã thành công trong việc điều chỉnh giá một số mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu theo cơ chế thị trường; bước tiếp theo phải tăng cường minh bạch, kiểm soát giá, không để đầu cơ, tăng giá bất hợp lý. Ngân hàng cần thực hiện các giải pháp để tiếp tục duy trì ổn định lãi suất huy động, đồng thời tiết kiệm chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo lãi suất cho vay ở mức hợp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh. Ngân hàng nào không thực hiện, kiên quyết đình chỉ, rút giấy phép kinh doanh.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nhắc nhở các Bộ, ngành, địa phương thực hiện kiên quyết việc tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở các công trình chưa cấp bách và điều chuyển vốn vào các công trình cấp thiết, có khả năng hoàn thành trong năm nay. Tích cực, chủ động phòng chống lụt bão, thiên tai, bảo đảm ổn định sản xuất nông nghiệp. Thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm điện, bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất và sinh hoạt; có các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân, nhất là đối với người nghèo, các đối tượng chính sách, người làm công ăn lương.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhắc nhở các cấp các ngành đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội để thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế – xã hội đề ra; tích cực ngăn chặn, giảm thiểu tai nạn giao thông; chuẩn bị tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016…

Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ cũng đóng góp ý kiến cho dự thảo Chương trình hành động triển khai Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020 và phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015; dự án Luật Giáo dục; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; báo cáo về công tác chuẩn bị bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp; báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009 trước khi trình Quốc hội…/.

Việt Đông Ảnh: Nhật Bắc


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận đá chủ quyền Trường Sa


Sáng 28/4, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức tiếp nhận đá chủ quyền và cây bàng quả vuông của quần đảo Trường Sa. Phó đô đốc Trần Thanh Huyền đã đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam và nhân dân huyện đảo Trường Sa trao tặng cho tỉnh Quảng Ngãi 21 khối đá san hô, 11 cây bàng quả vuông của Quần đảo Trường Sa- biểu tượng chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Khối đá san hô của Quần đảo Trường Sa- biểu tượng chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Cùng với những kỷ vật của Quần đảo Hoàng Sa tại Quảng Ngãi, thì đá chủ quyền và cây bàng quả vuông Trường Sa sẽ là những hiện vật vô giá góp phần giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm và lòng tự hào về chủ quyền quốc gia. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ vững chắc sự toàn vẹn lãnh thổ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quang Thích khẳng định: Trong bất kì hoàn cảnh lịch sử nào của dân tộc, nhân dân Quảng Ngãi vẫn luôn kiên cường, tiên phong trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc.

Chính sự gắn bó máu thịt giữa nhân dân Quảng Ngãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hàng trăm năm nay càng giúp cho việc tiếp nhận đá chủ quyền và cây bàng quả vuông từ quần đảo Trường Sa thêm thiêng liêng và ý nghĩa.

Ngoài ra, Bộ Tư lệnh Hải quân và nhân dân huyện đảo Trường Sa còn trao tặng lá cờ Tổ quốc từng tung bay trên huyện đảo Trường Sa.

Khối đá tượng trưng cho chủ quyền Trường Sa được trao cho tỉnh Quảng Ngãi
Trước đó, chiều 27-4, tại huyện đảo Lý Sơn, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã tổ chức tọa đàm về tuyên truyền biển đảo.Nhiều họ tộc và gia đình ở huyện Lý Sơn đã được vinh danh vì có nhiều hình thức tuyên truyền chủ quyền biển, đảo cũng như gìn giữ những tài liệu có giá trị góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
PV

(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Tổng thống Obama đề cử thay Bộ trưởng Quốc phòng, Giám đốc CIA


Tổng thống Barack Obama chính thức công bố những điều chỉnh nhân sự cấp cao trong lần cải tổ bộ máy an ninh lớn nhất từ khi lên cầm quyền.

Giới phân tích cho rằng, sự chia tách của mối quan hệ đối tác Gates-Clinton sẽ ảnh hưởng tới cách tiếp cận Trung Đông. Tổng thống Barack Obama đã đưa ra quyết định thay đổi lớn đội ngũ an ninh bằng cách điều chuyển tướng David Petraeus từ Afghanistan đảm nhận cương vị phụ trách CIA và Leon Panetta sẽ rời cơ quan này để trở thành Bộ trưởng Quốc phòng.

Theo CNN, Tổng thống Mỹ hôm 28.4 tuyên bố Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) Leon Panetta sẽ thay Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates khi ông này từ chức vào ngày 30.6. Đại tướng David Petraeus, đang chỉ huy các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, sẽ ngồi vào ghế của ông Panetta ở CIA. Vị trí của tướng Patraeus sẽ được chuyển cho trung tướng John Allen, Phó tư lệnh Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ.

Những điều chỉnh nói trên, vốn phải được Thượng viện phê chuẩn, được xúc tiến chủ yếu do kế hoạch “chia tay” Lầu Năm Góc của ông Gates, bộ trưởng duy nhất thuộc đảng Cộng hòa trong chính quyền Tổng thống Obama. Được bổ nhiệm dưới thời Tổng thống George W.Bush, ông Gates đã muốn từ chức khi ông Obama lên cầm quyền, nhưng tổng thống của đảng Dân chủ đã thuyết phục ông ở lại.

 

Tướng Petraeus (trái) và ông Panetta - Ảnh: Reuters

Theo giới quan sát, các quyết định nhân sự của ông Obama nhằm đảm bảo tính liên tục của một bộ máy được cho là đang hoạt động hiệu quả, duy trì các chính sách ở Afghanistan và những nơi khác. “Nhà Trắng đang cố gắng duy trì sự liên tục. Các nhân vật được đề cử không phải người mới mà đều đang tham gia và rất rành rẽ cuộc chơi”, AP dẫn lời chuyên gia an ninh John Nagl ở Washington, nhận định.

Ông Panetta không những là một chuyên gia an ninh lão luyện mà còn là người giàu kinh nghiệm trong chuyện tiền nong. Ông từng phụ trách ngân sách dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Vì thế, quyết định chọn ông Panetta cho thấy Tổng thống Obama muốn tìm người có thể xử lý gọn ghẽ và hiệu quả kế hoạch cắt giảm hàng trăm tỉ ngân sách quốc phòng trong 10 năm tới nhưng vẫn bảo đảm khả năng an ninh của Mỹ.

Ảnh hưởng lớn nhất của Panetta có thể thấy rõ với ngân sách quốc phòng. Ông Gates đã áp dụng một số biện pháp cắt giảm, nhưng Obama muốn nhiều hơn nữa trong thời kỳ Mỹ đang “thắt lưng buộc bụng”. Panetta nổi tiếng là một người cắt giảm chi tiêu ngân sách.

Ngoài ra, ông Obama sẽ còn phải tìm người thay thế Tổng tham mưu trưởng quân đội Mike Mullen, người sẽ từ chức vào cuối tháng 9. Đô đốc Mullen và Bộ trưởng Gates đều là những người không ủng hộ Mỹ giảm can dự vào Afghanistan.

Động thái thay đổi hàng ngũ lãnh đạo quân sự cũng có thể cho thấy sự khác biệt trong chính sách của Mỹ tại Afghanistan với quan điểm nghiêng về các giải pháp chính trị.

Đề cử của Tổng thống Obama:

- Ông Leon Panetta, 72 tuổi, Giám đốc CIA sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng thay ông Robert Gates.

- Đại tướng David

Petraeus, Tư lệnh các lực lượng Mỹ và NATO ở Afghanistan, lãnh đạo CIA.

- Trung tướng John Allen, Phó tư lệnh Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ, thay tướng Petraeus chỉ huy các chiến dịch ở Iraq và Afghanistan.

Trùng Quang


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)