Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Hôm nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cơ cấu tổ chức Chính phủ


Hoàn thiện xong bộ máy nhân sự QH, hôm nay, QH chuyển sang nội dung kiện toàn bộ máy Chính phủ. QH sẽ xem xét phương án đề nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đệ trình.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh bên hành lang QH

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh bên hành lang QH

Chương trình làm việc sáng nay, 1/8, sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày Tờ trình đề nghị QH quyết định về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH Phan Trung Lý sẽ công bố báo cáo thẩm tra. Ngay sau đó, QH tổ chức họp các đoàn đại biểu để trao đổi về vấn đề này.

Số lượng các bộ ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ sẽ được xem xét, thống nhất sau khi có kết quả thảo luận cụ thể. Vấn đề này sẽ được “chốt” trong buổi làm việc thứ 2, 2/8, bằng Nghị quyết của QH về cơ cấu tổ chức của Chính phủ.

Căn cứ vào cơ cấu đã được thông qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đề xuất nhân sự các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ dự kiến bổ nhiệm để QH xem xét phê chuẩn.

Bộ máy Chính phủ hiện tại gồm 22 bộ và cơ quan ngang bộ với Thủ tướng và 5 Phó Thủ tướng. Nhiều vị trí nhân sự chắc chắn có sự thay đổi khi Thống đốc NHNNN Nguyễn Văn Giàu, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân đã được bầu vào các vị trí lãnh đạo trong bộ máy QH; nhiều Bộ trưởng khác đã đến tuổi hưu trí…

Trong buổi làm việc sáng nay, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng sẽ đề cử ứng viên Tổng kiểm toán nhà nước mới thay cho ông Vương Đình Huệ đã được miễn nhiệm cuối tuần trước. Chức danh Tổng kiểm toán sẽ được QH bỏ phiếu bầu quyết định 1 ngày sau đó.

PV


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị giảm 1 Phó Thủ tướng so với kỳ trước


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cơ cấu tổ chức gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, như Chính phủ khóa XII. Các thành viên Chính phủ gồm 27 người, tạm thời giảm 1 Phó Thủ tướng so với kỳ trước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, thực tiễn 4 năm hoạt động của nghiệm kỳ XII vừa qua cho thấy, cơ cấu tổ chức Chính phủ cơ bản hợp lý. Người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ mới đề nghị giữ bộ máy tổ chức khóa XIII như mô hình hiện có.

nguyen-tan-dung

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Mọi việc thay đổi sẽ được xem xét sau khi tổng kết đánh giá toàn diện hoạt động cũng như chờ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 cuối khóa này.

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị QH phê chuẩn cơ cấu tổ chức gồm 18 Bộ: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ NN & PTNT, Bộ GT-VT, Bộ Xây dựng, Bộ TN-MT, Bộ Thông tin-Truyền thông, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Văn hóa-Thể thao – Du lịch, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ GD – ĐT, Bộ Y tế.

4 cơ quan ngang bộ gồm: UB Dân tộc, Ngân hàng nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ.

Ngoài ra, còn có 8 cơ quan thuộc Chính phủ nhưng không làm chức năng quản lý nhà nước.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị giảm 1 vị trí so với nhiệm kỳ trước. Như vậy, Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 dự kiến có 27 thành viên gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, 22 Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Chính phủ khóa XII hiện có 5 Phó Thủ tướng, gồm: Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng phụ trách khối nội chính, đồng thời là Phó Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng phụ trách Văn hóa, giáo dục, y tế Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế ngành Hoàng Trung Hải.

P.Thảo


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Bài viết của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu nhiệm vụ Chính phủ nhiệm kỳ mới


Sau khi được Quốc hội khóa XIII tín nhiệm bầu tiếp tục giữ cương vị Người đứng đầu Chính phủ, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã nêu nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 – 2016 trong bài viết của ông dưới đây. Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu.

THỰC HIỆN TỐT 3 KHÂU ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC MÀ ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI ĐỀ RA LÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ 2011 – 2016

Nguyễn Tấn Dũng

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ

Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu tổng quát là “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị – xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.

nguyen-tan-dung

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nhất định chúng ta sẽ thực hiện tốt ba đột phá chiến lược, tạo tiền đề có tính quyết định thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển KT-XH 2011 - 2020

Chiến lược đề ra 5 quan điểm, 12 định hướng phát triển, hình thành một hệ thống đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… như một chỉnh thể thống nhất, bảo đảm phát triển bền vững. Để tạo tiền đề thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ này, Chiến lược xác định phải đột phá vào ba khâu yếu, hiện đang là những điểm nghẽn, cản trở sự phát triển và nếu giải quyết tốt các khâu này sẽ tạo xung lực mới có sức lan toả mạnh, giải phóng mọi tiềm năng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.

I

Xác định đúng các đột phá chiến lược – bài học từ tiến trình đổi mới

Vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước, đất nước ta đứng trước mâu thuẫn lớn giữa tiềm năng và yêu cầu phát triển với thực trạng khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, các ngành sản xuất trì trệ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới, trong đó quan trọng nhất là đổi mới tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế. Trên nền tảng đổi mới tư duy kinh tế, chúng ta đã xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã độc quyền kinh doanh theo kiểu bao cấp, chuyển sang vận hành cơ chế kinh tế thị trường với các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu khác nhau tham gia kinh doanh. Nhờ đó, kinh tế phát triển sống động, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Sự chuyển đổi cơ chế nêu trên đã giải quyết được mâu thuẫn trong sự phát triển của đất nước và thực sự là một đột phá chiến lược. Từ đột phá có tính mở đường này, chúng ta đã thực hiện thành công Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000, đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, tạo đà cho bước phát triển mới, cao hơn.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 – 2010 với ba khâu đột phá: (i) Xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là đổi mới cơ chế, chính sách nhằm giải phóng triệt để lực lượng sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước; (ii) Tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; (iii) Đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, trọng tâm là cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Sau 10 năm triển khai thực hiện, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đất nước thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Thể chế kinh tế thị trường cơ bản được hình thành, các loại thị trường từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn kết ngày càng tốt hơn với thị trường thế giới. Quy mô giáo dục và đào tạo tăng nhanh, chất lượng nguồn nhân lực có bước cải thiện đáng kể. Cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính được triển khai mạnh mẽ và đạt được những kết quả tích cực, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, thực hiện các giao dịch.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cũng còn các hạn chế, yếu kém, đặc biệt là việc tổ chức hiện các khâu đột phá vẫn thiên về hướng tiệm tiến, chưa thực sự quyết liệt và thiếu đồng bộ, sức sản xuất chưa được giải phóng triệt để. Những hạn chế, yếu kém này đang cản trở sự phát triển và để đất nước phát triển nhanh, bền vững, cần phải tập trung sức giải quyết, tháo gỡ. Chính vì vậy, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 xác định ba khâu đột phá, gồm: (i) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (ii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; và, (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

II

Tập trung giải quyết các đột phá chiến lược, tạo tiền đề tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng – Nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 – 2016

1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính

Yêu cầu cơ bản để thể chế kinh tế thị trường phát huy hết mặt tích cực của nó là các yếu tố của kinh tế thị trường hình thành đầy đủ, các loại thị trường phát triển đồng bộ với độ minh bạch cao, được quản lý và giám sát tốt; nhờ đó, thị trường xác lập sự cân bằng động trong phân bố nguồn lực vào các ngành sản xuất và dịch vụ theo tín hiệu thị trường, bảo đảm hiệu quả kinh tế. Thiếu các điều kiện này, thị trường không thể cho tín hiệu đúng, các nguồn lực không thể dịch chuyển thuận lợi và do đó, các chủ thể kinh doanh không thể phát huy được tiềm năng và nền kinh tế không đạt được hiệu quả. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 xác định: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng để thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.

Một tiêu chí quan trọng đo lường sự phát triển của thể chế kinh tế thị trường là mức độ cạnh tranh trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Cạnh tranh làm bộc lộ khả năng của các chủ thể kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia thị trường buộc phải phát huy lợi thế so sánh, chuyển lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh; đồng thời, luôn tìm cách tạo lập lợi thế cạnh tranh mới nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh. Đây chính là triết lý tăng trưởng mới – Tăng trưởng dựa trên sức cạnh tranh.

Nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm kỳ 2011 – 2016 là phải tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách để các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính, chứng khoán, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ được tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt, có tính cạnh tranh cao và gắn kết ngày càng tốt hơn với thị trường thế giới, được quản lý và giám sát hiệu quả. Quá trình tạo lập đồng bộ thể chế kinh tế thị trường theo yêu cầu trên đây phải gắn liền với việc hạn chế tối đa độc quyền kinh doanh trên các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đây là hai mặt của một quá trình không thể tách rời. Phải xác định rõ những ngành nghề mà tính độc quyền còn cao để có chính sách và giải pháp phù hợp, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, loại bỏ các hình thức ưu đãi và bao cấp còn tồn tại trên thực tế; minh bạch hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo các tiêu chí của doanh nghiệp đăng ký trên thị trường chứng khoán. Đổi mới cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng cơ quan hoạch định chính sách không đồng thời thực hiện chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp.

Trong điều kiện các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi cơ bản, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp và thay đổi khó lường, độ rủi ro và tính bất định tăng lên, không thể thực hiện có hiệu quả các yêu cầu trên đây nếu không xây dựng được một hệ thống thể chế chất lượng cao. Muốn vậy, phải cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia trên tất cả các nội dung: thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính và tài chính công gắn với một hệ thống phân cấp hợp lý, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng quản trị công – một trong những điểm yếu trong quản lý ở nước ta. Phải nâng cao tính minh bạch và khả năng dự đoán của chính sách để vừa giảm thiểu sự bất định, độ rủi ro đối với nhà đầu tư, vừa tránh đầu cơ, ngăn chặn tham nhũng và giảm các chi phí giao dịch cho doanh nghiệp. Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách và thể chế; đề cao vai trò phản biện xã hội và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý trong việc hoạch định chính sách và đánh giá hiệu quả thực thi.

Cần thay đổi tư duy và cách tiếp cận khi xác định vai trò của nhà nước và mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Phải chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang nhà nước kiến tạo phát triển. Trong nhà nước kiến tạo phát triển, chức năng của nhà nước là xây dựng quy hoạch phát triển theo một chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đúng đắn; tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn hệ thống. Chính vì vậy, Đại hội Đảng lần thứ XI xác định tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính là trọng tâm trong khâu đột phá về thể chế.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia, trong đó có cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia, trong đó có cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016

Trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phải đặc biệt quan tâm đến bản chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế mà chúng ta xây dựng. Cần có sự nhận thức đúng rằng thị trường hoạt động theo quy luật của nó, thị trường có những mặt tiêu cực và tự nó không bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển. Chức năng này phải là của Nhà nước. Nhà nước bằng quy hoạch, kế hoạch, các chính sách và công cụ điều tiết, hướng các nguồn lực vào các ngành, lĩnh vực và các vùng miền, bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế. Trong 5 năm tới, phải đầu tư cao hơn cho nông nghiệp nông thôn, triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, coi trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, làm cho văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực để phát triển kinh tế. Tập trung hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ngày càng rộng mở và hiệu quả, hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả của tăng trưởng.

2. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ

Chúng ta đang sống trong một thời đại với ba đặc điểm kinh tế lớn chi phối sự phát triển của mỗi quốc gia. Đó là: (i) Khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, rất mạnh, hơn bất kỳ một thời đại nào trước đó. Chính sự phát triển này tạo ra làn sóng công nghiệp hóa lần thứ ba và hình thành nền kinh tế tri thức; (ii) Toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các liên kết kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều, thúc đẩy sự phân công lao động ngày càng sâu sắc và hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu; cạnh tranh kinh tế diễn ra ngày càng quyết liệt và mỗi quốc gia phải giành cho được ưu thế trong cuộc cạnh tranh đó; (iii) Tình trạng khan hiếm các loại nguyên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được, đòi hỏi con người phải tìm kiếm các dạng nguyên liệu, năng lượng mới, bảo đảm phát triển bền vững.

Những đặc điểm nêu trên làm nổi bật vai trò ngày càng tăng của nguồn lực con người – lợi thế cạnh tranh động trong quá trình phát triển và là nhân tố làm chuyển dịch lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Tình hình đó vừa đặt ra yêu cầu vừa tạo điều kiện cho việc thay đổi mô hình phát triển, từ chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực rẻ nhưng chất lượng thấp sang sự phát triển dựa vào các nhân tố năng suất tổng hợp bao gồm khả năng áp dụng các thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và kỹ năng quản lý hiện đại. Chìa khóa của sự chuyển đổi, nhân tố trung tâm của quá trình này là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chiến lược 2011 – 2020 xác định: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao…; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Xét đến cùng, đây là khâu quan trọng nhất trong ba khâu đột phá, có vai trò chi phối việc thực hiện các đột phá khác, vì chính con người tạo ra và thực thi thể chế, xây dựng bộ máy, quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng. Thực hiện tốt đột phá này sẽ làm tăng sức mạnh mềm của quốc gia, tạo ra sức mạnh tổng hợp, có ảnh hưởng quyết định đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng – một quan điểm quan trọng mà Đại hội XI đã xác định.

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy quốc gia nào xây dựng và phát huy tốt nguồn lực con người thì hoàn toàn có thể thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn. Những năm qua, chúng ta đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn, chất lượng đào tạo thấp, cơ cấu ngành nghề không hợp lý. Chúng ta đang thiếu cả cán bộ quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp; thiếu đội ngũ chuyên gia trong các ngành kinh tế kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao. Đây là những trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Chiến lược nhấn mạnh, phải đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.

Phát huy tốt nguồn lực con người thì hoàn toàn có thể thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn - Ảnh minh họa

Phát huy tốt nguồn lực con người thì hoàn toàn có thể thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn - Ảnh minh họa

Phát triển nguồn nhân lực vừa là yêu cầu cấp bách vừa là nhiệm vụ lâu dài theo tiến trình phát triển của tri thức nhân loại. Trong 5 năm tới, phải tập trung chỉ đạo xây dựng và  triển khai chương trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Lấy nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo làm trục xoay chính, kết hợp với mở rộng quy mô hợp lý. Quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

Điểm nhấn mới trong khâu đột phá này là đặt việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự gắn kết với việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Điều này thể hiện tính hướng đích của sự phát triển khoa học, công nghệ, bảo đảm chuyển tiềm năng trí tuệ của nguồn nhân lực thành những thành quả ứng dụng và sáng tạo khoa học công nghệ – động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững.

Trong nhiệm kỳ 2011 – 2016, Chính phủ sẽ đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học công nghệ; hướng trọng tâm hoạt động khoa học công nghệ vào phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ưu tiên sử dụng các công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế xanh.

3. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn

Kết cấu hạ tầng là đường dẫn của sự phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện để phân bổ lực lượng sản xuất, thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Một hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ sẽ mở rộng không gian phát triển, kết nối các vùng kinh tế, làm tăng tính hiệu quả nhờ quy mô. Trong những  năm qua, chúng ta đã huy động nhiều nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo trên các vùng miền của đất nước. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn  yếu kém, lạc hậu, việc quy hoạch xây dựng lại không đồng bộ, đầu tư dàn trải, khả năng kết nối các loại hình vận tải, kết nối giữa các vùng trong nước và với các tuyến vận tải quốc tế còn hạn chế. Quy mô kinh tế ngày càng tăng, quá trình đô thị hoá ngày càng mạnh mẽ càng bộc lộ những bất cập trong kết cấu hạ tầng nước ta, nhất là hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị, làm tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh và là một trong những điểm nghẽn tăng trưởng. Chính vì vậy, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 xác định: Xây dựng kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn là một khâu đột phá.

Để thực hiện tốt đột phá này, phải thay đổi cách tiếp cận từ khâu quy hoạch, lựa chọn các ưu tiên đến phương thức huy động nguồn lực và thủ tục triển khai dự án.

Cần xây dựng quy hoạch theo sự phân bố lực lượng sản xuất và bố trí dân cư gắn với quá trình đô thị hoá trên tầm nhìn cả nước. Nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng ở các địa phương là rất lớn. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, quyết định của chúng ta không thể dựa vào lòng mong muốn mà phải lựa chọn cái tốt nhất có thể nhằm giải tỏa nhanh các điểm nghẽn vận tải, đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, trong thời gian ngắn nhất. Trên tinh thần đó, việc phát triển kết cấu hạ tầng giai đoạn 2011 – 2015 sẽ thực hiện theo định hướng sau:

Kết cấu hạ tầng là đường dẫn của sự phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện để phân bố lực lượng sản xuất

Kết cấu hạ tầng là đường dẫn của sự phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện để phân bố lực lượng sản xuất

Thứ nhất, tập trung đầu tư tuyến đường bộ Bắc – Nam. Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông ở những vùng có dung lượng hàng hóa lớn, các địa bàn thuộc các cực tăng trưởng, kết nối với các vùng miền, với khu vực và quốc tế, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh, thúc đẩy tăng trưởng của cả nước. Hiện đại hóa và nâng cao năng lực các dịch vụ tổng hợp của 3 cảng biển lớn ở 3 khu vực: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu và Miền Trung; hình thành các trung tâm kinh tế biển lớn. Gắn việc phát triển kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp nông thôn với chương trình xây dựng nông thôn mới; quan tâm giải quyết những yêu cầu bức xúc về sản xuất, lưu thông hàng hóa, đi lại, phòng chống lũ quét trên địa bàn miền núi và vùng đồng bào dân tộc.

Thứ hai, tập trung nâng cấp, phát triển đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống hạ tầng các đô thị lớn gắn với bố trí, cơ cấu lại sản xuất và phân bố dân cư. Phát triển nhanh hệ thống giao thông đô thị, nhất là giao thông công cộng. Tập trung giải quyết nạn ùn tắc và úng ngập ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

 Thứ ba, phát triển nhanh hệ thống nguồn và truyền tải điện đi đôi với sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo đảm đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển của đất nước và đời sống nhân dân.

Thứ tư, phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi, chú trọng xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông, các trạm bơm, các công trình ngăn mặn và xả lũ. Xây dựng các công trình phòng tránh thiên tai, các khu neo đậu tàu thuyền để giảm nhẹ thiệt hại cho nhân dân. Hiện đại hoá ngành thông tin – truyền thông và hạ tầng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển và góp phần nâng cao năng suất lao động.

Chính phủ sẽ tập trung hơn nữa hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư trong đó tập trung hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực, các quy định về thủ tục đầu tư và mua sắm công. Phải huy động ngày càng nhiều đầu tư của xã hội cho phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư, thực hiện đa dạng hoá hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện các phương thức đầu tư hiệu quả như xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), xây dựng – chuyển giao (BT), nhất là phương thức hợp tác công – tư (PPP), đồng thời tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế xây dựng các cơ chế, chính sách mới phù hợp, đồng bộ để phát triển hạ tầng.

Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ mới

Đổi mới quy trình và thủ tục đầu tư nhằm vừa đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án vừa tăng cường chất lượng thiết kế thi công, tăng cường công tác giám sát, bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư đi đôi với việc nâng cao năng lực của các đơn vị trong nước.

*

*  *

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” theo đúng vai trò nhân dân là chủ nhân của quá trình phát triển, nhất định chúng ta sẽ thực hiện tốt ba đột phá chiến lược, tạo tiền đề có tính quyết định thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020./.


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Hội nghị Quốc gia


Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1275-QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

nguyen tan dung

Trung tâm Hội nghị Quốc gia

Trung tâm Hội nghị Quốc gia có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là National Convention Centre (NCC).

Đây là đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ, là địa điểm tổ chức các sự kiện chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước, các hoạt động ngoại giao, các cuộc họp, hội nghị trong nước, quốc tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các hội nghị và hoạt động khác của các cơ quan Đảng, Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương …

Trung tâm Hội nghị Quốc gia có 1 Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định bổ sung số lượng Phó Giám đốc của Trung tâm.

Giám đốc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Trung tâm Hội nghị Quốc gia và được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số 1,25.

Trung tâm Hội nghị Quốc gia có 10 tổ chức giúp việc Giám đốc bao gồm: Ban Hành chính – Tổng hợp, Ban Quản trị, Ban Kế hoạch, Ban Kỹ thuật, Ban Tài chính, Ban Lễ tân, Ban Nghiệp vụ, Ban Quản lý Khu Biệt thự…

Được khởi công xây dựng vào ngày 15/11/2004 và hoàn thành trong thời gian 22 tháng. Trung tâm Hội nghị Quốc gia được đánh giá là một trong ba trung tâm Hội nghị lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Là trung tâm đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được xây dựng dựa trên công nghệ tiên tiến và hiện đại bậc nhất hiện nay, Trung tâm Hội nghị Quốc gia được coi là một công trình trọng điểm của đất nước, có kiến trúc đẹp, hài hòa, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, vừa hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, vừa mang đậm tính dân tộc.

Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam nằm trên ngã tư đường Láng- Hòa Lạc và đường Phạm Hùng, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 10 km về phía tây nam.

Tuệ Văn


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Lễ công bố quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng sẽ xây dựng Thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước xứng tầm là trung tâm đầu não chính trị, hành chính; trung tâm văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước và là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Chiều 29/7, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức công bốQuyết định phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khai trương Cung Triển lãm Quy hoạch quốc gia và mô hình Đồ án Quy hoạch chung Hà Nội.

nguyen-tan-dung

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem mô hình Đồ án Quy hoạch chung Hà Nội

Tham dự buổi lễ trọng thể này có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, lãnh đạo nhiều bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các vị khách quốc tế và đông đảo các tầng lớp nhân dân Thủ đô.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội và của cả nước. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý việc đầu tư xây dựng phát triển đô thị, phát huy có hiệu quả hơn nữa mọi tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô để từng bước nâng cao điều kiện sống của nhân dân về nhà ở; dịch vụ công cộng, y tế, giáo dục, văn hóa xã hội; hạ tầng kỹ thuật, môi trường và không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị. Gắn sự phát triển của Thủ đô với sự phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, bảo đảm sự thống nhất trong chiến lược phát triển chung để xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội thực sự là động lực phát triển của cả nước.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân trao Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 cho Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân trao Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 cho Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội đã nỗ lực trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Cảm ơn các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã dành sự quan tâm đặc biệt trong quá trình chỉ đạo xây dựng Quy hoạch chung, Thủ tướng đánh giá cao sự tham gia của các nhà tư vấn trong nước và quốc tế, các hội nghề nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, đông đảo nhân dân đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, thiết thực, rất trách nhiệm trong quá trình xây dựng Quy hoạch này.

Mô hình Đồ án Quy hoạch chung Hà Nội.

Mô hình Đồ án Quy hoạch chung Hà Nội.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội mới là kết quả bước đầu. Vì vậy, để Quy hoạch trở thành hiện thực, còn rất nhiều việc phải làm, đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn nữa, với quyết tâm cao hơn nữa.

Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu: UBND TP Hà Nội khẩn trương quán triệt Quy hoạch tới các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận về nhận thức và quyết tâm để thực hiện tốt Quy hoạch; phối hợp với các bộ ngành liên quan trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển đô thị, chỉ đạo việc xây dựng và ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; tổ chức lập và phê duyệt các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trên toàn bộ địa bàn thành phố; quản lý việc đầu tư phát triển theo đúng quy hoạch được duyệt.

Bộ Xây dựng cần dành sự quan tâm đặc biệt cho việc chỉ đạo, giám sát thực hiện Quy hoạch chung đã được phê duyệt và công tác quy hoạch nói chung trên địa bàn TP Hà Nội. Phối hợp với UBND TP Hà Nội trong việc tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình quản lý phát triển đô thị.

nguyen-tan-dung

Cắt băng khai trương Cung Quy hoạch quốc gia

Các bộ, ngành theo chức năng chủ động phối hợp với Hà Nội khẩn trương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành theo lĩnh vực trên địa bàn Thành phố, phối hợp và hỗ trợ Hà Nội trong triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt; tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút các nguồn lực, hỗ trợ Hà Nội thực hiện có hiệu quả các giải pháp khai thác và phát huy thế mạnh của mình trong việc thực hiện Quy hoạch chung.

Mong muốn toàn thể nhân dân Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, góp phần thiết thực cùng các cấp, các ngành trong việc xây dựng và phát triển Thủ đô, Thủ tướng tin tưởng sẽ xây dựng Thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước xứng tầm là trung tâm đầu não chính trị, hành chính; trung tâm văn hoá, giáo dục, đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại và dịch vụ của khu vực châu Á – Thái Bình Dương; sẽ từng bước xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố Xanh – Văn hiến – Văn minh – Hiện đại và giàu bản sắc dân tộc như mục tiêu Quy hoạch chung đã đề ra.

* Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng dự lễ cắt băng khai trương Cung Quy hoạch quốc gia và thăm Triển lãm Mô hình Đồ án quy hoạch chung Hà Nội./.

Đông Bắc


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội


Chiều 29/7, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng đã tổ chức Lễ công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và khai trương Cung Triển lãm Quy hoạch Quốc gia.Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ  Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô Hà Nội và của cả nước.

nguyen-tan-dung

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem mô hình trưng bày "Những ngôi nhà Việt" tại lễ công bố. (Ảnh: Đức Tá

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý việc đầu tư xây dựng phát triển đô thị, phát huy có hiệu quả hơn nữa mọi tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô để từng bước nâng cao điều kiện sống của nhân dân về nhà ở; dịch vụ công cộng, y tế, giáo dục, văn hóa xã hội; hạ tầng kỹ thuật, môi trường và không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị.

Gắn sự phát triển của Thủ đô với sự phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, bảo đảm sự thống nhất trong chiến lược phát triển chung để xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội thực sự là động lực phát triển của cả nước.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có cố gắng, nỗ lực trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội mới là kết quả bước đầu, nhưng để quy hoạch trở thành hiện thực, trong thời gian tới còn rất nhiều việc phải làm, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa, với quyết tâm cao hơn nữa.

Trên tinh thần này, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần khẩn trương quán triệt Quy hoạch tới các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận về nhận thức và quyết tâm cao để thực hiện tốt quy hoạch; phối hợp với các Bộ ngành liên quan trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển đô thị, chỉ đạo việc xây dựng và ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; tổ chức lập và phê duyệt các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trên toàn bộ địa bàn thành phố; quản lý việc đầu tư phát triển theo đúng quy hoạch được duyệt.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng cần dành sự quan tâm đặc biệt cho việc chỉ đạo, giám sát thực hiện Quy hoạch chung đã được phê duyệt và công tác quy hoạch nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố trong việc tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình quản lý phát triển đô thị.

Các Bộ, ngành theo chức năng chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẩn trương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành theo lĩnh vực trên địa bàn thành phố, phối hợp và hỗ trợ Ủy ban nhân dân thành phố trong quá trình triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt; tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút các nguồn lực, hỗ trợ Hà Nội thực hiện có hiệu quả các giải pháp khai thác và phát huy thế mạnh của mình trong việc thực hiện Quy hoạch chung.

Thủ tướng mong muốn toàn thể nhân dân Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, góp phần thiết thực cùng các cấp, các ngành trong việc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng văn minh, giàu đẹp vì lợi ích của đất nước và nhân dân.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho biết từ năm 2008, Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các Bộ, ngành liên quan triển khai lập đồ án. Liên danh Tư vấn quốc tế PPJ gồm ba công ty Perkins Eastman – Hoa Kỳ, Posco E&C và Jina – Hàn Quốc phối hợp với hai đơn vị tư vấn trong nước là Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và nông thôn (VIAP) cùng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội (HUPI) thực hiện lập quy hoạch chung.

nguyen-tan-dung

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu giao nhiệm vụ cho các đơn vị

Đồ án đã hoàn thành đảm bảo chất lượng và tiến độ. Bộ Xây dựng đã bàn giao toàn bộ hồ sơ đồ án cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ trong việc chỉ đạo, giám sát và kiểm tra thực hiện triển khai các bước quy hoạch tiếp theo; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt để xây dựng Thủ đô “Xanh – Văn minh – Hiện đại” như mục tiêu Quy hoạch chung đề ra.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành và thành phố Hà Nội đã cắt băng khai trương Cung Triển lãm Quy hoạch Quốc gia do Bộ Xây dựng chủ trì đầu tư xây dựng theo chỉ đạo của Chính phủ.

Đây là nơi trưng bày các mô hình và bản vẽ các đồ án quy hoạch phục vụ công tác quản lý quy hoạch, qua đó phát huy vai trò và trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia xây dựng quy hoạch, giám sát thực hiện quy hoạch, góp phần nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị./.

Thiện Thuật-Thu Hằng


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Russian Prime Minister Putin congratulates Nguyen Tan Dung on his re-election as Prime Minister


Russian Prime Minister Vladimir Vladimirovich Putin has congratulated Nguyen Tan Dung on his re-election as Prime Minister of Vietnam at the ongoing 13 th National Assembly.

nguyen-tan-dung

Nguyen Tan Dung on his re-election as Prime Minister of Vietnam at the ongoing 13 th National Assembly.

The Russian leader pledged further cooperation with the re-elected PM Dung and the Vietnamese Government for increased comprehensive relations between the two countries and facilitation of deployment of joint major projects in energy, mechanical engineering, infrastructure, hi-tech, telecommunications, military technology and other industries.

Thai Prime Minister Abhisit Vejjaijiva sent greetings to PM Dung on the occasion.

King Haji Hassanal Bolkiah of Brunei, President Nathan of Singapore and Finnish President Tarja Halonen cabled greetings to newly elected State President Truong Tan Sang./.


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Prime Minister Nguyen Tan Dung was re-elected with 94% of the votes by the National Assembly


Prime Minister Nguyen Tan Dung was re-elected Tuesday with 94% of the votes by the National Assembly while deputy State President Nguyen Thi Doan was also re-elected with 95.2%.

Born on November 17, 1949 in Ca Mau Province, Mr. Dung is Politburo member and used to be Deputy Minister for Home Affairs and Governor of the State Bank of Viet Nam.

Prime Minister Nguyen Tan Dung

Prime Minister Nguyen Tan Dung

A bachelor of law, Mr. Dung was nominated by Mr. Truong Tan Sang who were elected the new State President yesterday.

Three other nominated candidates for key posts also won the election.

Deputy State President Nguyen Thi Doan won 95.2% of the votes to continue her tenure while Mr. Truong Hoa Binh, chief judge of the Supreme People’s Court, was re-elected with 96.2%.

Meanwhile, Mr. Nguyen Hoa Binh, a deputy from Quang Ngai province, won 93.8% of the votes to become the new leader of the Supreme Prosecutor’s Office.

Ms. Doan, 60 years old, comes from Ha Nam Province and is a professor. She holds a Phd in economic management.

Mr. Truong Hoa Binh, 56 years old, from Long An Province, holds a master degree in law while Mr. Nguyen Hoa Binh, 53, hails from Quang Ngai province and holds a Phd in law.

Deputy State President Nguyen Thi Doan

Deputy State President Nguyen Thi Doan

Mr. Truong Hoa Binh

Mr. Truong Hoa Binh

Mr. Nguyen Hoa Binh

Mr. Nguyen Hoa Binh

 

Following is Mr. Nguyen Tan Dung’s biography

-Born on November 17, 1949.

-Native land: Ca Mau city, Ca Mau Province

-Admitted to the Communist Party of Viet Nam (CPV) on June 10, 1967.

- Education: Bachelor of Law, high-level political theory.

- Member of the 6th , 7th , 8th , 9th and 10th CPV Central Committee, Member of the Politburo of the 8th, 9th, 10th CPV Central Committee, Secretary of the Government Party Organisation, Prime Minister, deputy to the 10th, 11th, 12th and 13th National Assembly.

Professional career:

November 1961 – September 1981: Served in the Army and the Military Medical Company in the southern province of Rach Gia

Senior Lieutenant – Chief Political Commissar of Infantry Battalion 207, Captain – Political Chief of Infantry Regiment 152, defending the southwestern border, Major – Head of the Personnel Board of Kien Giang Province’s Military Command.

October 1981 – December 1994: Enrolled at the High-level Nguyen Ai Quoc Party School. Member of the Standing Committee of the Kien Giang Provincial Party Committee, Deputy Head of the provincial Organisational Board. Secretary of the Ha Tien District Party Committee, Permanent Deputy Secretary of the Kien Giang provincial Party Committee, Chairman of the Kien Giang People’s Committee. Member of the provincial People’s Council. Secretary of the Kien Giang Party Committee. Secretary of the provincial Military Division’s Party Committee. Member of the Military Zone 9 Party Committee.

January 1995-May 1996: Deputy Minister for Home Affairs. Member of the Central Police Party Committee.

June 1996-August 1997: Member of the Politburo and Politburo Standing Committee. Director of the CPV Central Committee’s Economic Commission, in charge of financial affairs of the CPV.

September 1997-June 2006: Member of the Politburo. Deputy Secretary of the Government Party Organisation.

Permanent Deputy Prime Minister of the government. Governor of the State Bank of Viet Nam and Secretary of the State Bank of Viet Nam Party Organisation.

Chairman of the National Financial and Monetary Council. Head of the Tay Nguyen (Central Highlands) Steering Committee. Head of the southwestern region Steering Committee. Head of the Party Central Committee Steering Board for Reorganisation of State-owned Enterprises. Head of the State Steering Committee for Key National Projects. Head of the Party Central Committee for Crime Prevention and control and others.

From July 2006: Politburo member of the Party Central Committee. Secretary of the Government Party Organisation, Prime Minister, Head of the Party Central Committee’s Anti-Corruption Steering Committee. Vice Chairman of the National Defence and Security Council.


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử Thủ tướng CHính phủ với 94% số phiếu


Cả bốn ứng cử viên do Chủ tịch nước giới thiệu để Quốc hội bầu đều đã trúng cử: Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan 95,2% số phiếu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 94%%. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình 96,2%, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình 93,8%.

Đó là kết quả bầu cử được Quốc hội công bố chiều nay 26-7.

nguyen-tan-dung

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước Quốc hội - Ảnh: Việt Dũng

Bà Nguyễn Thị Doan năm nay 60 tuổi, quê ở xã Chân Lý (Lý Nhân, Hà Nam), ủy viên Trung ương Đảng, đại biểu QH các khóa XII, XIII, giáo sư, tiến sĩ quản lý kinh tế.

Ông Nguyễn Tấn Dũng, 62 tuổi, quê ở phường 9 (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau), ủy viên Bộ Chính trị, đại biểu QH các khóa X, XI, XII, XIII, cử nhân luật.

Ông Trương Hòa Bình, 56 tuổi, quê Long Đước Đông (Cần Giuộc, Long An), ủy viên Trung ương Đảng, đại biểu QH các khóa X, XI, XII, XIII, thạc sĩ luật.

Ông Nguyễn Hòa Bình, 53 tuổi, quê xã Hành Đức (Nghĩa Hành, Quảng Ngãi), ủy viên Trung ương Đảng, đại biểu QH khóa XIII, phó giáo sư, tiến sĩ luật.

Cũng trong phiên chiều nay, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã trình bày tờ trình về số phó chủ tịch và ủy viên Hội đồng dân tộc, số phó chủ nhiệm và ủy viên các ủy ban của QH, số thành viên đoàn thư ký kỳ họp QH.

Đ.TR.-L.K.

 


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)