Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý thí điểm thành lập Ban Quan hệ lao động cấp tỉnh


Ban Quan hệ lao động cấp tỉnh sẽ được thí điểm thành lập tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30/8 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức tọa đàm về việc thành lập và hoạt động của thiết chế thí điểm Ban Quan hệ lao động (QHLĐ) cấp tỉnh, thành phố.

Công nhân Công ty Giai Đức Việt Nam đối thoại với đại diện Liên đoàn Lao động huyện Chương Mỹ (Hà Nội).

Công nhân Công ty Giai Đức Việt Nam đối thoại với đại diện Liên đoàn Lao động huyện Chương Mỹ (Hà Nội).

Tháng 5/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý về nguyên tắc việc thí điểm thành lập Ban Quan hệ lao động cấp tỉnh tại Hà Nội và TP.HCM.

Trước đó, tháng 5/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Ủy ban QHLĐ quốc gia (do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội làm chủ tịch), với chức năng tư vấn cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa…

Theo lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thành viên của Ban thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Ban quản lý các khu công nghiêp – khu chế xuất, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã địa phương. Trong đó, một Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố làm Trưởng ban.

Chức năng của Ban là tư vấn cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đề ra chính sách và giải pháp xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ cũng như tham vấn cho các đối tượng trong quan hệ 2 bên ở cấp ngành và doanh nghiệp về những vấn đề thuộc QHLĐ.

Ban QHLĐ cũng sẽ tham gia thúc đẩy thành lập tổ chức công đoàn, đề xuất với Ủy ban QHLĐ Trung ương những vấn đề về chính sách pháp luật; tổ chức tiếp xúc đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp; tham vấn cho các đối tác xây dựng đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể…

Theo ông Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.Hồ Chí Minh, việc thành lập Ban QHLĐ xuất phát từ nhu cầu hình thành cơ chế phối hợp giữa các đối tác trong QHLĐ tại địa phương, tình hình tranh chấp lao động ngày càng gia tăng, tính chất phức tạp. Trong khi đó, công tác phối hợp giữa các sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, đại diện giới sử dụng lao động đang còn rời rạc, chỉ được tiến hành khi vụ việc xảy ra.

Tính từ đầu năm 2011 đến ngày 15/7/2011, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã xảy ra 132 vụ tranh chấp lao động tập thể với số người tham gia là 132.000 người.

Xuân Hà


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020


Theo Quyết định 1488/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, định hướng phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững, có công nghệ tiên tiến, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường; tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và tiêu hao năng lượng thấp; bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

Phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững, có công nghệ tiên tiến

Phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững, có công nghệ tiên tiến

Cuối năm 2015, hoàn thành chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng từ lò đứng sang lò quay

Theo Quy hoạch này, các dự án xi măng đầu tư mới (ký hợp đồng cung cấp thiết bị từ ngày Quyết định 1488/QĐ-TTg có  hiệu lực – 29/8/2011) có công suất lò nung từ 2.500 tấn clanhke/ngày trở lên, phải đầu tư ngay hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện, trừ các dây truyền sản xuất xi măng sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải làm nhiên liệu.

Đối với các nhà máy xi măng đang hoạt động, các dự án xi măng đăng triển khai đầu tư nhưng đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị trước ngày 29/8/2011 phải hoàn thành đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện trước năm 2015.

Đối với các nhà máy xi măng có công suất dưới 2.500 tấn clanhke/ngày, khuyến khích nghiên cứu đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện.

Đến cuối năm 2015 hoàn thành chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng từ lò đứng sang lò quay.

Hạn chế đầu tư dự án xi măng ở vùng khó khăn, ảnh hưởng đến di sản văn hóa, du lịch

Về bố trí quy hoạch, ưu tiên đầu tư các dự án xi măng ở các tỉnh phía Nam, các vùng có điều kiện thuận lợi về nguyên liệu, có điều kiện phát triển công nghiệp, có điều kiện hạ tầng giao thông.

Đồng thời, hạn chế đầu tư các dự án xi măng ở những vùng có khó khăn về nguyên liệu, ảnh hưởng đến các di sản văn hóa, phát triển du lịch.

Hoàng Diên


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Đảng ủy Công an TW


Chiều 30/8, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương (TW) tổ chức Hội nghị lần thứ I, nhiệm kỳ 2010-2015. Dự Hội nghị có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư TW Đảng; Trung tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an TW, Bộ trưởng Bộ Công an, chủ trì Hội nghị. Tới dự còn có đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên TW Đảng, Chánh Văn phòng TW; đồng chí Mai Thế Dương, Ủy viên TW Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW; đại diện Ban Tổ chức TW Đảng; các đồng chí trong Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an…

    Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy CATW, Bộ trưởng Bộ Công an và các đại biểu dự Hội nghị.

Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy CATW, Bộ trưởng Bộ Công an và các đại biểu dự Hội nghị.

Tại Hội nghị, đồng chí Trần Quốc Vượng công bố Quyết định của Bộ Chính trị chỉ định Đảng ủy Công an TW nhiệm kỳ 2010-2015, gồm 21 đồng chí; chỉ định Ban Thường vụ gồm 8 đồng chí; chỉ định đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an TW, nhiệm kỳ 2010-2015; chỉ định đồng chí Đặng Văn Hiếu, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Công an TW.

Tại Hội nghị, đồng chí Trần Quốc Vượng đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc chỉ định Đảng ủy Công an TW nhiệm kỳ 2010-2015, gồm 21 đồng chí; chỉ định Ban Thường vụ Đảng ủy Công an TW nhiệm kỳ 2010-2015, gồm 8 đồng chí; chỉ định đồng chí Trung tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an TW, nhiệm kỳ 2010-2015; chỉ định đồng chí Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Công an TW, nhiệm kỳ 2010-2015.


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Prime Minister Nguyen Tan Dung: Emulative movements – part of socio-economic tasks


Emulative movements should be closely attached to the realization of the set socio-economic targets, focusing on inflation curbing, macro-economic stabilization, and the combat against corruption and waste.

Prime Minister Nguyen Tan Dung , Chairman of the Central Council for Emulation and Awards made the statement at the council’s 43rd meeting on Monday.

PM Nguyễn Tấn Dũng

PM Nguyan Tan Dung chairs the 43rd meeting of the Central Council for Emulation and Awards, Hà Nội, August 29, 2011 - Photo: VGP

Accordingly, ministries, sectors, mass organizations and localities must design their own emulative movements in accordance with their own socio-economic development targets and the Government’s resolution No. 11.

Prime Minister Nguyen Tan Dung also stressed the importance of expanded leadership and coordination among ministries, sectors and localities to make the emulative campaign on building new rural areas progress well.

Prime Minister Nguyen Tan Dung urged the council to review and supplement legal regulations on emulation and awards.

By Hi Minh


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định thành lập Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh


Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2010. Chủ tịch Hội đồng là ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN).

“Giải thưởng Hồ Chí Minh” được xét và công bố 5 năm một lần

“Giải thưởng Hồ Chí Minh” được xét và công bố 5 năm một lần

2 Phó Chủ tịch Hội đồng là: Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Đỗ Trung Tá, Chủ tịch Hội đồng Chính sách KHCN Quốc gia; Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

18 Ủy viên Hội đồng là lãnh đạo một số Bộ, Viện, Học viện,…; các nhà khoa học.

Nhiệm vụ của Hội đồng này là giúp Thủ tướng Chính phủ lựa chọn những công trình, cụm công trình KHCN để đề nghị Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KHCN.

Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KHCN năm 2010 hoạt động theo nguyên tắc các phiên họp xét tặng giải thưởng của Hội đồng phải có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng.

Đồng thời, những công trình được đề nghị xét tặng giải thưởng phải được ít nhất 3/4 tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý.

Thành viên Hội đồng không tham gia thảo luận và bỏ phiếu đánh giá đối với công trình mà mình là tác giả, đồng tác giả hoặc có quyền lợi, lợi ích liên quan hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét thưởng.

Hội đồng căn cứ kết luận, kiến nghị của các Hội đồng chuyên ngành và đối chiếu với các tiêu chuẩn của mỗi loại giải thưởng, tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín đối với từng công trình, lập danh sách các công trình đề nghị tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KHCN năm 2010 theo từng lĩnh vực KHCN thông báo công khai danh sách này trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi có kết quả xét tặng giải thưởng.

Hội đồng có Tổ giúp việc do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Theo Điều 68 Luật Thi đua, khen thưởng, Giải thưởng Hồ Chí Minh được xét tặng cho tác giả của một hoặc nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, giáo dục và văn học, nghệ thuật đạt các tiêu chuẩn sau:

A) Đặc biệt xuất sắc;

B) Có giá trị rất cao về khoa học, văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng;

C) Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, công nghệ, giáo dục, văn học, nghệ thuật.

Hoàng Diên


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định Danh mục sản phẩm CN hỗ trợ ưu tiên phát triển


Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển. Trong danh mục này có một số sản phẩm của các ngành Dệt – May, Da – Giầy, Điện tử – Tin học, Sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao.

Ngành Da - Giầy có 6 sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển

Ngành Da - Giầy có 6 sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển

Cụ thể, trong ngành Dệt – May, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển gồm: Xơ thiên nhiên (bông, đay, gai, tơ tằm); xơ tổng hợp (PE, Viscose); Vải (vải kỹ thuật, vải không dệt); hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm phục vụ ngành nhuộm hoàn tất vải; phụ liệu ngành may (cúc, mex, khóa kéo, băng chung).

6 sản phẩm được ưu tiên phát triển của ngành Da – Giầy gồm: Da thuộc, vải giả da, đế giầy, hóa chất thuộc da, da muối và chỉ may giầy.

Ngành Điện tử – Tin học có các sảm phẩn được ưu tiên phát triển gồm: Linh kiện điện tử – quang điện tử cơ bản (như: Transistor, mạch tích hợp, cảm biến, điện trở, tụ, điôt, awngten, thyristor); linh kiện thạch anh; vi mạch điện tử; pin dùng cho máy vi tính xách tay, điện thoại di động…

Động cơ và chi tiết động cơ (như thân máy, poston, trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng…); hệ thống lái; hệ thống phanh; bánh xe (lốp xe, vành bánh xe bằng hợp kim nhôm); linh kiện nhựa cho ô tô; hệ thống xử lý khí thải ô tô… là những sản phẩm được ưu tiên phát triển của ngành Sản xuất lắp ráp ô tô.

Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của ngành cơ khí chế tạo cũng được ưu tiên phát triển là: Khuôn mẫu, đồ gá (khuôn dập, khuôn đúc, đồ gá gia công, đồ gá kiểm tra); dụng cụ – dao cắt (dao tiện, dao phay, mũi khoan); thép chế tạo…

Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao như: Các cụm linh kiện, phụ tùng cho hệ thống thiết bị sản xuất điện năng từ năng lượng mới và năng lượng tái tạo; các loại chi tiết nhựa chất lượng cao (các bộ truyền động chính xác, các chi tiết có độ bền và tuổi thọ cao, chịu nhiệt và chịu mài mòn bằng nhựa)… cũng là những sản phẩm được ưu tiên phát triển.

Danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

Quyết định nêu rõ, các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục trên được xem xét áp dụng cơ chế hỗ trợ thích hợp theo quy định tại Điều 4 Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.

Tuấn Khang


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thi đua thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội


Ngày 29/8 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương (HĐTĐKTTW) chủ trì phiên họp thứ 43 của Hội đồng nhằm đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm, đề ra nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2011.

Phong trào thi đua cần hướng vào việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế – xã hội đã đề ra, trong đó tập trung mạnh vào mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh thi đua cần thiết thực.

Phong trào thi đua đã bám sát nhiệm vụ chính trị

Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Thị Hà, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTĐKTTW cho biết, ngay từ đầu năm 2011, nhiều phong trào thi đua của các bộ, ngành, Mặt trận, đoàn thể và các địa phương đã được phát động sôi nổi, rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao. Trong đó đáng chú ý là phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” gắn liền với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, góp phần cùng cả nước đạt được các chỉ tiêu kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm mà trọng tâm là thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Các bộ, ngành, Mặt trận, đoàn thể và các địa phương đã chú trọng sử dụng các hình thức khen thưởng của cấp mình để kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong lao động, sản xuất, học tập…

Hoạt động của Hội đồng và Thường trực HĐTĐKTTW đã bám sát phương hướng, nhiệm vụ đề ra; tập trung triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, đồng thời duy trì nền nếp sinh hoạt định kỳ, đảm bảo thực hiện theo đúng quy chế. Nhiều thành viên của Hội đồng đã tích cực đôn đốc, kiểm tra qua đó đã tác động tích cực đến phong trào thi đua khen thưởng của các bộ, ngành, Mặt trận, đoàn thể và các địa phương.

Thi đua cần thiết thực

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiện nay, phong trào thi đua cần hướng vào việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế – xã hội đã đề ra, trong đó tập trung mạnh vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Cùng với đó là thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Cuộc họp của Hội đồng TĐKTTW

Cuộc họp của Hội đồng TĐKTTW

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng trong thời gian qua, phong trào thi đua của các bộ, ngành, địa phương đã gắn với nhiệm vụ chính trị, đạt được những kết quả rất tích cực và thiết thực, góp phần quan trọng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội chung của đất nước trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thế giới do tác động của khủng hoảng, suy thoái; gắn với đó là khen thưởng, động viên rất kịp thời. Từ nay tới cuối năm, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục duy trì sâu rộng các phong trào thi đua trong sự gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.

Về công tác khen thưởng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, cần làm chặt chẽ hơn, chỉ khen thưởng những cá nhân, tổ chức thực sự tiêu biểu, thực sự xứng đáng; rà soát lại quy định chưa thực sự chặt chẽ về khen thưởng để đề xuất bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ…

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng… đề xuất trong thời gian tới, công tác tuyên truyền về thi đua, khen thưởng cần được tăng cường hơn nữa trong đó tập trung vào việc tìm các “địa chỉ đỏ” trong phong trào thi đua; nêu bật những tấm gương người tốt, việc tốt… Đi liền với đó, là có các hình thức khen thưởng kịp thời với cá tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc. Việc phát động phong trào thi đua phải luôn đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, tránh phô trương, hình thức.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh lưu niệm với các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (mới và cũ).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tán thành những đề xuất này với mong muốn đưa công tác thi đua, khen thưởng thực sự có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội.

Một số nhiệm vụ trọng tâm

HĐTĐKTTW đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2011.

Theo đó, các bộ, ngành, Mặt trận, đoàn thể và các địa phương căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 để tiếp tục có kế hoạch tổ chức phong trào thi đua thiết thực nhằm vào việc thực hiện các giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương để tạo sự chuyển biến trong phong trào thi đua “Cả nước xây dựng nông thôn mới”.

Tiếp tục triển khai xây dựng Đề án “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”. Rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng. Quan tâm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng tại các bộ, ngành, địa phương.

Tiến hành tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012.

Nguyễn Hoàng

Ảnh: Nhật Bắc


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: củng cố và làm sâu sắc quan hệ đặc biệt Việt–Lào


Chiều nay (25/8), tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Chủ tịch Quốc hội CHDCND Lào Pany Yathotu dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Lào đang ở thăm hữu nghị chính thức nước ta.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu chia sẻ quan điểm, Việt Nam và Lào cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc tăng cường hợp toàn diện trên các lĩnh vực; không ngừng củng cố và làm sâu sắc hơn nữa tình cảm hữu nghị, mối quan hệ hợp tác đặc biệt Việt – Lào anh em.

nguyen-tan-dung

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội CHDCND Lào Pany Yathotu

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc đồng chí Pany Yathotu đã chọn Việt Nam là đất nước đầu tiên đến thăm sau khi được bầu lại làm Chủ tịch Quốc hội Lào; đồng thời bày tỏ vui mừng và đánh giá cao kết quả Hội đàm giữa lãnh đạo Quốc hội hai nước sáng nay.

Thủ tướng cho rằng, chuyến thăm này của đồng chí Pany Yathotu góp phần tăng cường hơn nữa tình cảm hữu nghị truyền thống, tinh thần đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào.

Hiện nay, Việt Nam và Lào đang thực thi các hoạt động hợp tác trên tất cả các lĩnh vực và đạt được rất nhiều những kết quả tích cực, mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển chung của cả 2 nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

Đồng chí Pany Yathotu chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được Quốc hội Việt Nam tín nhiệm tiếp tục bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

nguyen-tan-dung

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội CHDCND Lào Pany Yathotu

Đồng chí Pany Yathotu bày tỏ, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào luôn theo dõi sát sao và vui mừng trước những bước phát triển toàn diện của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em.

Theo đồng chí Pany Yathotu, thời gian qua, quan hệ hợp tác song phương giữa Lào và Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư.

Đồng chí Pany Yathotu mong muốn, Việt Nam và Lào tiếp tăng cường hơn nữa hoạt động trao đổi đoàn ở các cấp nhất là đoàn cấp cao, qua đó thắt chặt hơn nữa tình cảm anh em thắm thiết, quan hệ hợp tác đặc biệt giữa hai nước.

Trước đó, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu đã tiến hành hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Lào do Chủ tịch Pany Yathotu dẫn đầu.

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng


Hôm nay (25/8), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 1476/QĐ-TTg phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng:

nguyen-tan-dung

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

a) Lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

b) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác sau đây:

- Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cả nước và các vùng (bao gồm cả quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất).

- Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia.

- Chi ngân sách nhà nước hàng năm (cả trái phiếu Chính phủ); sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ; kế hoạch cung ứng tiền hàng năm.

- Công tác bảo đảm quốc phòng và an ninh.

- Công tác đối ngoại của Chính phủ; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông – Hải đảo.

- Công tác cải cách hành chính; xây dựng thể chế; tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; địa giới hành chính nhà nước; những vấn đề chung về công tác dân tộc, tôn giáo và thi đua, khen thưởng.

- Những nhiệm vụ đột xuất, quan trọng và những giải pháp có tính đột phá trên các lĩnh vực.

- Quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội.

c) Theo dõi và chỉ đạo: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam;

d) Trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng một số Ban Chỉ đạo quan trọng khác.

2. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ chuyên trách chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và trực tiếp làm nhiệm vụ Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

b) Làm nhiệm vụ Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ. Giúp Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo, xử lý các công việc thường xuyên về công tác tổ chức cán bộ của Chính phủ và Ban Cán sự Đảng Chính phủ.

c) Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác thuộc khối nội chính bao gồm:

- Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Công tác bảo đảm an toàn giao thông.

- Phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; phòng chống HIV/AIDS.

- Công tác đặc xá.

- Cải cách tư pháp.

- Xử lý các vấn đề thường xuyên về công tác dân tộc, tôn giáo và thi đua khen thưởng.

- Phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng Chính phủ với Ban Bí thư Trung ương Đảng; giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

d) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Dân tộc; Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Văn phòng Ban Cán sự Đảng Chính phủ.

đ) Làm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam – Lào trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch các Hội đồng, các Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.

e) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.

3. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải:

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác trong khối kinh tế ngành và phát triển sản xuất bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại – xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường.

- Chỉ đạo bảo đảm năng lượng và tiết kiệm năng lượng.

- Các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia và các dự án nhóm A có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

- Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Phát triển các loại hình doanh nghiệp và kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và đầu tư ODA.

- Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

b) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c) Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.

4. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân:

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác thuộc khối khoa giáo – văn xã, bao gồm:

- Giáo dục và đào tạo (cả về dạy nghề).

- Khoa học và công nghệ.

- Lao động, việc làm và các vấn đề xã hội.

- Thông tin và truyền thông.

- Văn hóa, du lịch; thể dục, thể thao.

- Công tác y tế; chăm sóc sức khoẻ, dân số gia đình và trẻ em.

 b) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

c) Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin, Chủ tịch Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia, Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.

5. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh:

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Khối kinh tế tổng hợp, bao gồm: kế hoạch; tài chính, giá cả; tiền tệ ngân hàng; thị trường chứng khoán, các nguồn đầu tư tài chính; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.

- Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

- Theo dõi chỉ đạo đàm phán và thực hiện các Hiệp định kinh tế song phương và đa phương.

- Chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội.

- Chính sách phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

b) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,  Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

c) Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Trưởng Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin; Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.

Anh Khôi


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng


Hôm nay (25/8), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 1476/QĐ-TTg phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng:

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

a) Lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

b) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác sau đây:

- Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cả nước và các vùng (bao gồm cả quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất).

- Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia.

- Chi ngân sách nhà nước hàng năm (cả trái phiếu Chính phủ); sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ; kế hoạch cung ứng tiền hàng năm.

- Công tác bảo đảm quốc phòng và an ninh.

- Công tác đối ngoại của Chính phủ; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông – Hải đảo.

- Công tác cải cách hành chính; xây dựng thể chế; tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; địa giới hành chính nhà nước; những vấn đề chung về công tác dân tộc, tôn giáo và thi đua, khen thưởng.

- Những nhiệm vụ đột xuất, quan trọng và những giải pháp có tính đột phá trên các lĩnh vực.

- Quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội.

c) Theo dõi và chỉ đạo: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam;

d) Trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng một số Ban Chỉ đạo quan trọng khác.

2. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ chuyên trách chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và trực tiếp làm nhiệm vụ Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

b) Làm nhiệm vụ Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ. Giúp Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo, xử lý các công việc thường xuyên về công tác tổ chức cán bộ của Chính phủ và Ban Cán sự Đảng Chính phủ.

c) Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác thuộc khối nội chính bao gồm:

- Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Công tác bảo đảm an toàn giao thông.

- Phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; phòng chống HIV/AIDS.

- Công tác đặc xá.

- Cải cách tư pháp.

- Xử lý các vấn đề thường xuyên về công tác dân tộc, tôn giáo và thi đua khen thưởng.

- Phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng Chính phủ với Ban Bí thư Trung ương Đảng; giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

d) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Dân tộc; Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Văn phòng Ban Cán sự Đảng Chính phủ.

đ) Làm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam – Lào trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch các Hội đồng, các Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.

e) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.

3. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải:

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác trong khối kinh tế ngành và phát triển sản xuất bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại – xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường.

- Chỉ đạo bảo đảm năng lượng và tiết kiệm năng lượng.

- Các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia và các dự án nhóm A có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

- Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Phát triển các loại hình doanh nghiệp và kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và đầu tư ODA.

- Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

b) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c) Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.

4. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân:

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác thuộc khối khoa giáo – văn xã, bao gồm:

- Giáo dục và đào tạo (cả về dạy nghề).

- Khoa học và công nghệ.

- Lao động, việc làm và các vấn đề xã hội.

- Thông tin và truyền thông.

- Văn hóa, du lịch; thể dục, thể thao.

- Công tác y tế; chăm sóc sức khoẻ, dân số gia đình và trẻ em.

 b) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

c) Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin, Chủ tịch Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia, Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.

5. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh:

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Khối kinh tế tổng hợp, bao gồm: kế hoạch; tài chính, giá cả; tiền tệ ngân hàng; thị trường chứng khoán, các nguồn đầu tư tài chính; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.

- Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

- Theo dõi chỉ đạo đàm phán và thực hiện các Hiệp định kinh tế song phương và đa phương.

- Chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội.

- Chính sách phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

b) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,  Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

c) Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Trưởng Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin; Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.

Anh Khôi


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)