Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu xây dựng Đề án cải cách thể chế


Xây dựng Đề án cải cách thể chế giai đoạn 2011-2020 – Ảnh minh họa

Hôm nay (28/2), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ (VPCP) nghiên cứu các khuyến nghị của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) để xây dựng Đề án cải cách thể chế giai đoạn 2011-2020, trình Chính phủ phê duyệt trước ngày 30/11/2011.

Đây là công việc nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh và bền vững, xuất phát từ thực tiễn triển khai thành công Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) giai đoạn 2007-2010.

Thủ tướng yêu cầu VPCP xây dựng và trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP ban hành quyết định về việc kiện toàn Hội đồng tư vấn cải cách TTHC thông qua việc mở rộng thành phần đại diện cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu và các tổ chức chính trị xã hội nhằm huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ VPCP trong việc đề xuất các sáng kiến cải cách TTHC. Cục Kiểm soát TTHC đảm nhiệm vai trò thường trực hoạt động của Hội đồng tư vấn cải cách TTHC.

VPCP tổ chức thực hiện việc kiểm soát TTHC và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC trong phạm vi cả nước. Đồng thời, tiếp tục là đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan chủ trì, thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – OECD trong lĩnh vực cải cách quy định hành chính.

Thủ tướng giao Bộ Nội vụ nghiên cứu đề xuất của OECD về “Sáng kiến ASEAN/OECD về Chính sách đối với Quy định hành chính” và kiến nghị vai trò cũng như sự tham gia của Việt Nam trong Sáng kiến này; phối hợp cùng các nước ASEAN xây dựng lộ trình và các lĩnh vực hợp tác cụ thể giữa ASEAN và OECD.

Sau 3 năm triển khai (2007- 2010), quá trình đơn giản hóa TTHC thông qua Đề án 30 (Đề án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý hành chính giai đoạn 2007 – 2010) đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận, góp phần hiện thực hóa các cam kết của Chính phủ trong việc xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh , lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.

Một trong những kết quả quan trọng của Đề án này là xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC áp dụng tại 4 cấp chính quyền với hơn 5.400 TTHC, trên 9.000 văn bản quy định; đồng thời chuẩn hóa thu gọn từ 10.000 bộ TT cấp xã, 700 bộ TTHC cấp huyện xuống còn 63 bộ TTHC cấp xã và 63 bộ TTHC cấp huyện để thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nam Anh


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo việc đưa lao động Việt Nam tại Libya về nước


Người lao động về đến sân bay Nội Bài an toàn. (Ảnh: Hữu Việt)

Được phát hành tối 25/2/2011, toàn văn Thông báo số 29/TB-VPCP ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc đưa lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya về nước như sau:

Ngày 25 tháng 02 năm 2011, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về tình hình lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Bộ, ngành: Lao động – Thương binh và Xã hội, Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Tổng công ty Hàng không và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo và ý kiến của các đại biểu sự họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận như sau:

1. Tình hình chính trị tại Libya đang diễn biến rất phức tạp, chưa thấy khả năng ổn định. Số lao động Việt Nam sang làm việc tại Libya là hơn 10.000 người, hiện nay hầu như đã ngừng làm việc. Hoan nghênh các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Ngoại giao, Công an, Giao thông vận tải, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã chủ động nắm tình hình, lập phương án và khẩn trương thực hiện một số giải pháp để di chuyển và đưa người lao động ta về nước.

2. Yêu cầu đặt ra là:

Bằng các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người lao động Việt Nam hiện đang ở tại Libya; đồng thời khẩn trương tổ chức đưa người lao động về nước một cách an toàn, có trật tự, chu đáo bằng các phương tiện có thể.

3. Để thực hiện yêu cầu trên, cần khẩn trương triển khai các giải pháp sau:

a) Các Bộ: Ngoại giao, Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an, Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan và cán bộ của mình đang có mặt ở Libya làm việc với chính quyền nước sở tại, với các đối tác sử dụng lao động Việt Nam tại Libya, với các tổ chức quốc tế,… tìm các biện pháp hiệu quả nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản và đưa người lao động của ta về nước sớm nhất. Khẩn trương tăng cường cán bộ sang Libya để hỗ trợ cho Đại sứ quán ta đủ sức giúp đỡ và đưa người lao động về nước. Bộ Ngoại giao cử 01 Thứ trưởng sang Lybia trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.

b) Bộ Ngoại giao chỉ đạo ngay cho Đại sứ nước ta ở các nước lân cận Libya (nước thứ 3) có người lao động Việt Nam di chuyển sang, làm việc với chính quyền nước sở tại, với các đối tác sử dụng lao động và các tổ chức quốc tế để có kế hoạch đón, bố trí ăn ở và làm các thủ tục cần thiết để đưa người lao động về nước

Căn cứ vào tình hình thực tế, các Bộ: Ngoại giao, Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an tăng cường cán bộ sang các nước này để hỗ trợ cho Đại sứ quán nước ta.

c) Bộ Ngoại giao làm việc với các nước có người lao động của ta di chuyển sang, các tổ chức quốc tế liên quan, các nước khác có người lao động của họ đang ở Libya để phối hợp, hỗ trợ ăn ở và đưa người lao động Việt Nam về nước an toàn, có trật tự.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam tính toán, lập phương án cụ thể đưa người lao động về nước theo đường hàng không, bảo đảm kịp thời, an toàn và hiệu quả

d) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức đón người lao động khi họ về nước chu đáo, có trật tự, khẩn trương đưa người lao động về đoàn tụ gia đình. Trước mắt, đồng ý cho sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước để hỗ trợ người lao động về nước với mức 01 triệu đồng/người. Sau khi người lao động về nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ các quy định liên quan và tình hình thực tế để giải quyết hỗ trợ cho người lao động.

đ) Đồng ý thành lập Ban Chỉ đạo đưa lao động Việt Nam từ Libya về nước do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban. Thành viên Ban Chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành: Lao động – Thương binh và Xã hội, Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Tài chính, Giao thông vận tải, Tổng công ty Hàng không Việt Nam và Hiệp hội Xuất nhập khẩu lao động Việt Nam; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm Thường trực Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người lao động đang ở Libya, di chuyển đến nước thứ 3 và đưa người lao động về nước an toàn, có trật tự, trong thời gian sớm nhất.

e) Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin chính xác, kịp thời về vấn đề lao động Việt Nam làm việc tại Libya. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chính cung cấp thông tin về tình hình và kết quả việc đưa lao động Việt Nam về nước cũng như các biện pháp hỗ trợ người lao động.

g) Bộ Tài chính bố trí kinh phí từ ngân sách bảo đảm cho các hoạt động đưa người lao động làm việc ở Libya về nước./.


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng nhấn mạnh Nút thắt cần gỡ nhất chính là vấn đề liên quan đến ngoại tệ


Vấn đề Ngoại tệ chính là nút thắt

Tỷ giá là tổng hoà của nhiều mối quan hệ, không chỉ liên quan đến xuất, nhập khẩu, nhập siêu, mà còn liên quan đến vay nợ và trả nợ nước ngoài, cung – cầu ngoại tệ… Vì vậy, tỷ giá được ví như một cái “huyệt” quan trọng, “bấm” vào nó để tăng hay giảm sẽ tác động đến các mối quan hệ trên.

Trong cuộc họp giữa Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các địa phương, ngày 24/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh đến vấn đề tỷ giá.

Thủ tướng Chính phủ ngay từ đầu năm 2008, khi nói về chống lạm phát đã đề cập đến tác động làm khuyếch đại lạm phát ở trong nước của tỷ giá.

Tại cuộc họp lần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh, một trong những nút thắt cần gỡ nhất hiện nay để có thể ghìm cương lạm phát đó chính là các vấn đề liên quan đến ngoại tệ.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, không chỉ là một trong những nguyên nhân khiến cho lạm phát càng trở nên bất trị mà nghiêm trọng hơn, nó còn ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, an sinh xã hội của đất nước.

Tỷ giá là tổng hoà của nhiều mối quan hệ, không chỉ liên quan đến xuất, nhập khẩu, nhập siêu, mà còn liên quan đến vay nợ và trả nợ nước ngoài, đến cung- cầu ngoại tệ, đến nhập khẩu lạm phát và khuyếch đại lạm phát ở trong nước…

Vì vậy, tỷ giá được ví như một cái “huyệt” quan trọng; “bấm” vào nó để tăng hay giảm sẽ tác động đến các mối quan hệ trên.

Trong khi đó, “huyệt” này chịu nhiều sức ép trong đó có bốn yếu tố quan trọng. Yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu, có thể còn được gọi là cái gốc của tỷ giá là nhập siêu, bởi nhập siêu làm mất cân đối cán cân thương mại, làm mất cân đối cán cân thanh toán, tạo sức ép lên tỷ giá.

Nhập siêu trong điều kiện lạm phát của thế giới đang gia tăng sẽ làm phát sinh nhập khẩu lạm phát; nếu tỷ giá tăng sẽ làm cho lạm phát ở trong nước bị khuyếch đại (hàng nhập tính bằng VND sẽ bị tăng kép: vừa tăng do giá tính bằng USD tăng, vừa tăng do tỷ giá tăng).

Nhập siêu năm 2011 phải được hạ xuống, bảo đảm không quá 16% so với kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn chỉ tiêu đầu năm 18% – tức là giảm mức nhập siêu từ dự kiến trên 14 tỷ USD xuống dưới 12 tỷ USD.

Nhập siêu do 5 yếu tố chính tác động. Một, sản xuất trong nước tiếp tục mất cân đối so với đầu tư và tiêu dùng cuối cùng, thiếu hụt vẫn chiếm trên 10%GDP, trong khi tỷ lệ tiết kiệm/GDP thấp hơn tỷ lệ đầu tư/GDP (năm 2006 là 36,3% so với 41,5%, năm 2009 là 29,2% so với 42,7%, ước năm 2010 là 28,5% so với 41,9%). Mức chênh lệch tăng lên này làm cho vay nợ nước ngoài tăng lên và nhập siêu cũng theo đó mà tăng lên.

Hai, cơ cấu sản xuất, cơ cấu xuất khẩu chậm chuyển đổi, tính gia công còn lớn, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển; sản xuất trong nước, kể cả sản xuất hàng xuất khẩu đã phụ thuộc nhiều vào nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu.

Ba, hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước thấp, do hiệu quả đầu tư thấp, do năng suất lao động thấp, do chi phí vay vốn cao, chi phí thuê mua mặt bằng sản xuất, kinh doanh lớn, do các chi phí bất hợp lệ, bất hợp pháp còn không nhỏ,…

Bốn, việc sử dụng hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn kỹ thuật, về phá giá, về an toàn thực phẩm,… của các nước đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam gia tăng, trong khi của Việt Nam đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài lại chưa được làm quyết liệt.

Năm, về tư duy, trong một số cán bộ các ngành, các cấp vẫn cho rằng đối với Việt Nam nhập siêu là tất yếu; một số cơ sở ham giá rẻ trong việc nhập khẩu cho đầu tư, tiêu dùng từ các nước; một bộ phận dân cư sùng bái hàng ngoại, coi nhẹ tiết kiệm,…

Vì vậy, để giảm nhập siêu cần có giải pháp để tác động vào các yếu tố trên. Nghị quyết của Chính phủ về mặt này đã nêu: Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng. Bộ Công thương trong quý II năm 2011 ban hành và thực hiện quy định về điều tiết cân đối cung – cầu hàng thiết yếu, bảo đảm kết hợp hợp lý gắn sản xuất trong nước với điều hành xuất nhập khẩu; bảo đảm nhập siêu không quá 16%,…

Yếu tố quan trọng thứ hai là do tình trạng găm giữ đô la. Tổng nguồn USD của cả nước không thiếu. Lượng USD trôi nổi trên thị trường cũng không ít, chưa kể lượng vàng nếu được quy đổi ra USD. Tuy nhiên, do tình trạng USD hoá ở Việt Nam khá cao, tình trạng găm giữ USD của doanh nghiệp, người dân, thậm chí của cả một số doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng thương mại, hiện rất cao; quan hệ ngoại tệ với ngân hàng thương mại chủ yếu bằng hình thức vay và cho vay, chứ không phải bằng việc mua đứt, bán đoạn. Hiện tượng này phổ biến bởi tâm lý lo ngại rủi ro do biến động tỷ giá, do việc mua, bán chưa thật dễ dàng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát đi ba mệnh lệnh, dứt khoát không để tỷ giá thả nổi, dứt khoát không thể để tình trạng Đô la hoá cứ tiếp tục bất chấp pháp luật như thế này, dứt khoát các tập đoàn nhà nước phải bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước.

Diễn biến thực tế của thị trường đang có xu hướng ổn định trở lại sau quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng và giảm biên độ giao dịch từ ±3% xuống ±1%, rõ nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu đã bán ngoại tệ thu được cho ngân hàng, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do không còn lớn như trước, giá vàng trong nước có xu hướng giảm trở lại và chênh lệch với thị trường thế giới cũng giảm đi nhiều so với trước.

Tuy nhiên, chưa thể chủ quan, mà phải được điều hành linh hoạt, thận trọng, có phong cách điều hành phù hợp theo nguyên tắc không thả nổi, giữ trong tầm kiểm soát, ổn định và nâng cao lòng tin vào đồng tiền quốc gia.

Minh Ngọc


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Việt Nam and Serbia to expand diplomatic cooperation


Deputy PM, FM Phạm Gia Khiêm and visiting Serbian FM Vuk Jeremic signed a Memorandum of Understanding on Feb. 23 to boost cooperation between the two foreign ministries.

Deputy PM, FM Phạm Gia Khiêm and Serbian FM Vuk Jeremic hold talks, Hà Nội, Feb. 23, 201

Earlier, Deputy PM, FM Khiêm and Serbian FM Vuk Jeremic held talks to inform the recent situations in respective country and discuss concrete measures to beef up the bilateral ties, particularly in the political, economic, trade and investment fields.

Việt Nam always attaches importance to expanding the traditional friendship and cooperation with Serbia, reiterated Deputy PM, FM Khiêm.

The two sides agreed to early kick off negotiations for framework agreements on economic and investment cooperation, aiming to create a legal foundation for accelerating the two-way trade and investment linkages.

The two countries will continue maintaining periodical political consultation, strengthening coordination in the regional and international issues of common concern, and for peace, cooperation and development, according to a press release after the talks.

Regarding Kosovo issue, Deputy PM and FM Khiêm re-affirmed Việt Nam’s consistent policy to advocate the United Nation Security Council’s Resolution No. 1244, so that a comprehensive solution would be reached upon the issue, in respect of sovereignty, territorial integrity and legitimate interest of concerned parties.

Deputy PM, FM Phạm Gia Khiêm and Serbian FM Vuk Jeremic sign a Memorandum of Understanding, Hà Nội, Feb. 23, 2011

FM Vuk Jeremic expressed his pleasure to visiting Việt Nam again and spoke highly of the country’s socio-economic achievements as well as its foreign policy.

He stressed that Serbia would continue to give high priority to push up the bilateral relationship.

Serbia hopes that Việt Nam would play an active role in boosting cooperation between Serbia and ASEAN, including its signing of the Treaty on Amity and Cooperation with the ASEAN, said the guest Minister./.

By Hải Minh


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

PM Nguyen Tan Dung receives foreign guests


PM Nguyễn Tấn Dũng on Feb. 23 separately received Cambodian Senior Minister and Minister of Planning Chhay Than and Former Chinese State Councilor Tang Jiaxuan who are on their working visits to Việt Nam.

PM Nguyễn Tấn Dũng (R) and Cambodian Senior Minister and Minister of Planning Chhay Than, Hà Nội, February 23, 2011 – Photo: Nhật Bắc

PM Nguyễn Tấn Dũng spoke highly of the working visit of the Cambodian guest and the outcomes of the talks between Minister Chhay Than and Vietnamese Minister of Planning and Investment.

“Việt Nam will join hands with Cambodia to cement and deepen the bilateral ties for mutual interests”, said Mr. Dũng, adding that there remains wide door for the two countries to boost economic and investment ties.

The host leader also recommended that the two sides should spur linkages in such areas as education, tourism, telecommunication, aviation, and agriculture.

For his part, Minister Chhay expressed his gratitude to the Party, State and people of Việt Nam for valuable support to the national liberation and socio-economic development in Cambodia.

“Cambodia hopes to continue to boost multifaceted ties with Việt Nam”, said Mr. Chhay Than.

The two-way trade turnover between Việt Nam and Cambodia grew 36% in 2010 against 2009. Last year, up to 30 Vietnamese businesses set footholds in Cambodia.

PM Nguyễn Tấn Dũng (R) and Former Chinese State Councilor Tang Jiaxuan, Hà Nội, February 23, 2011 – Photo: Nhật Bắc

Receiving former Chinese State Council Tang Jiaxuan, the PM said

Receiving former Chinese State Council Tang Jiaxuan, the PM said that he was pleasure to witness the fine development of the relationship between Việt Nam and China.

He thanked Chinese leaders for sending a special envoy to congratulating the success of the 11th National Congress of the Communist Party of Việt Nam.

PM Nguyễn Tấn Dũng hoped that the two sides would conduct more investment promotion activities and raise the two-way trade volume to higher level.

Mr. Tang Jiaxuan suggested that Việt Nam and China should increase reciprocal visits at all levels with the aim to strengthen bilateral friendship and understanding, and speed up economic cooperation./.

By Kim Loan


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ em hoàn cảnh đặc biệt


Đến 2015, 90% trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa sẽ được chăm sóc. Ảnh minh họa

Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với một trong các mục tiêu là giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5% tổng số trẻ em (hiện tỷ lệ này là hơn 6%).

Chương trình này sẽ ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật.

Chương trình được thực hiện trong phạm vi cả nước từ năm 2011 đến năm 2015, với tổng kinh phí là 1.755,5 tỷ đồng.

80% trẻ em khuyết tật sẽ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình

Từ nay đến 2015, Chương trình phấn đấu 80% trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình và phục hồi chức năng, giáo dục và các dịch vụ công cộng; 90% trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc.

Giảm hàng năm 10% số trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực; 100% trẻ em được phát hiện bị xâm hại tình dục, bị bạo lực được can thiệp, trợ giúp; giảm tỷ lệ trẻ em lang thang xuống 7/10.000 trẻ em;..

Để thực hiện các mục tiêu đó, Chương trình sẽ có các hoạt động như tư vấn, tham vấn, phục hồi tâm lý cho trẻ em; trợ giúp trẻ em tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa,…; tập huấn kỹ năng bảo vệ trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em; tập huấn kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em; trợ giúp hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm phù hợp cho trẻ em và gia đình;…

Hoàng Diên


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng đồng ý thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư Dự án Khu liên hợp thép Cà Ná


Ngày động thổ khởi công Khu liên hợp Thép Cà Ná (Ảnh: V. Tấn)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý đề nghị của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư Dự án Khu liên hợp thép Cà Ná do Công ty liên doanh TNHH Vinashin-Lion làm chủ đầu tư.

Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ cho biết, các chủ đầu tư dự án trên đã không hoàn tất các cam kết về triển khai dự án như đã nêu trong Giấy chứng nhận đầu tư. Do đó, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư dự án này.
Dự án trên do liên doanh giữa Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tập đoàn Lion (Malaysia) triển khai.
Được khởi công từ tháng 11/2008, Dự án này từng đặt mục tiêu là xây dựng và vận hành khu liên hợp thép với công nghệ lò cao, lò chuyển ôxy, lò tinh luyện, cán nóng và cán nguội, phấn đấu giai đoạn 1 (2008-2011) hoàn thành tổ hợp nhà máy thép có công suất 4,5 triệu tấn thép cuộn cán nóng/năm.
Nam Anh

(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Government consults with economists on macro-economic governance


The Government’s leaders and experts on Feb. 22 exchanged opinion on key solutions for governing the country’s macro-economy.

Determined to control inflation

Economists agreed with the Government about the need to enact specific resolution which figures out key solutions for controlling inflation, stabilizing macro-economy, and ensuring social welfare for 2011.

Some economists directly contributed their comments on the draft document, particularly in the fields of monetary policy, public investment management, export encouragement, energy saving, roadmap for petrol price adjustment, and social welfare.

Many economists said that high prices of input materials and food on the international markets, regional escalating inflation, and domestic adverse weather conditions have badly affected the national economy.

The prices of some essential commodities like petrol, electricity have not been regulated by market rules, leading to huge loss, distorted market relations and standstill of direct regulating measures.

Government’s leaders at the meeting with experts to discuss key solutions for governing macro-economy, Hà Nội, February 22, 2011

With the above factors, the Government should take drastic measures to control inflation, stabilize macro-economy, and strive for highest growth rate, economists said.

They also put forward measures relating to payment balance, interest rate reduction, removal of speculation and gold smuggling, investment improvement, control over the real estate market and State-owned enterprises’ investment projects.

Some economists proposed that the Government should be determined in addressing speculation of foreign currency and gold; and regulating prices of petrol and electricity on the basis of market rules.

Lowering credit growth down to 20%, reduce public spending by 10%

PM Nguyễn Tấn Dũng, on behalf of the Government, praised economists’ whole-hearted comments, which will help the Government to perfect the content of the draft resolution for quick response to the current situation.

The Government chief pointed out that the resolution must reflect the Government’s target of inflation curbing, macro-economic stabilization, social welfare guarantee for 2011, of which inflation curbing is the first priority.

The State Bank of Việt Nam was asked to have a tightened and cautious monetary policy to keep credit growth rate less than 20% this year.

The Government will mobilize all resources to ensure adequacy of foreign currency for the economy’s import demand while tightening management over foreign currency and gold trading, PM Dũng stressed,

The Government chief also asked for a tightened fiscal policy and reduce public spending by 10%.

Ministries and sectors were required to review and cut down their public investment projects, then report to the Government right in March.

PM Dũng called for production acceleration, particularly agricultural production, and trade deficit control.

Besides, he stressed the priority of synchronous implementation of social welfare policies, particularly for poor people./.

By Hải Minh


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Các địa phương phải lập xong Tổ chức phát triển quỹ đất trước tháng 6/2011


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch tổng thể sử dụng đất lúa toàn quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Đối với các địa phương hiện vẫn chưa thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất và thành lập Quỹ Phát triển đất, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu phải khẩn trương thành lập và hoàn thành trước tháng 6/2011.

Được biết, theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ đang có hiệu lực thực thi được hơn 1 năm qua, Tổ chức Phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp có thu, do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập ở cấp tỉnh, cấp huyện.

Tổ chức phát triển quỹ đất có nhiệm vụ tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; tạo quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; tạo quỹ đất để phục vụ sự nghiệp giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường và các nhu cầu khác của địa phương, ổn định thị trường bất động sản…

Văn phòng Chính phủ cho biết, tính đến ngày 20/1/2011, đã có 58/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh (5 tỉnh chưa thành lập là Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Trị). Tại cấp huyện, cả nước đã có 131 Tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập.

Về thành lập Quỹ phát triển đất, đến nay cũng đã có 13 tỉnh thành lập Quỹ phát triển đất, gồm: Thái Nguyên, Vĩnh Long, Tây Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Bình Phước, Bình Dương, Kiên Giang và Hà Giang.

Vì vậy, đối với các địa phương chưa thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất và thành lập Quỹ Phát triển đất, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu phải khẩn trương thành lập và hoàn thành trước tháng 6/2011.

Nghiên cứu thí điểm chuyển mô hình hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, nghiên cứu, đánh giá về tổ chức và hoạt động của Tổ chức Phát triển quỹ đất tại các địa phương, từ đó đề xuất những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đối với tổ chức này.

Đồng thời thí điểm ở một số địa phương việc chuyển Tổ chức Phát triển quỹ đất đang hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cuối năm 2011.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch tổng thể sử dụng đất lúa toàn quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị định của Chính phủ về Quản lý sử dụng đất lúa, để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong tháng 3/2011.

Nam Mộc


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

Chính phủ ban hành Nghị định Bổ sung, sửa tên khoa học đối với một số chất ma túy


Ma Túy

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ ký ban hành Nghị định 11/2011/NĐ-CP bổ sung, sửa tên chất, tên khoa học đối với một số chất thuộc Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định 67/2001/NĐ-CP; Nghị định 163/2007/NĐ-CP.

Tại danh mục chất ma túy ban hành kèm theo Nghị định 67/2001/NĐ-CP, sẽ bổ sung tên của 5 chất ma túy vào Danh mục II gồm: TFMPP; 2C-E; BZP; GHB; Diethylpropion. Bên cạnh đó, sửa tên chất và tên khoa học đối với chất Metamfetamine; Metamfetamine recemate.

Ngoài ra, sửa “Safrol, Isosafrol hoặc bất kỳ hợp chất nào có chứa Safrol hoặc Isosafrol” thành “Tinh dầu hoặc bất kỳ hỗn hợp nào có chứa Safrol, Isosafrol” quy định tại điểm c khoản 3 Điều 1 Nghị định số 163/2007/NĐ-CP.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2011.

>Hoàng Diên


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Chính phủ ban hành Nghị định Sửa đổi tiêu chuẩn kiểm toán viên


kiểm toán viên

Ngày 22/2/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ ký ban hành Nghị định 16/2011/NĐ-CP sửa đổi quy định về tiêu chuẩn kiểm toán viên với yêu cầu kiểm toán viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Kinh tế-Tài chính-Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán, thay vì chỉ cần có bằng cử nhân các chuyên ngành này như tiêu chuẩn cũ.

Cùng với đó, tiêu chuẩn về thời gian công tác thực tế của kiểm toán viên cũng được quy định chặt chẽ hơn.

Đó là kiểm toán viên phải có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 4 năm trở lêntính từ năm ghi trên bằng tốt nghiệp đại học đến năm đăng ký dự thi. Quy định cũ trước đây không quy định rõ thời điểm bắt đầu để tính thâm niên công tác thực tế của kiểm toán viên (phần in nghiêng trong quy định mới).

Quy định mới nêu trên được sửa đổi, bổ sung vào Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ đã thực thi hơn 6 năm qua.

Theo Nghị định 16/2011/NĐ-CP của Chính phủ, các tiêu chuẩn mới đối với kiểm toán viên sẽ được áp dụng kể từ ngày 20/4/2011.

Kiểm toán độc lập đang là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường với vai trò làm tăng độ tin cậy cho thông tin tài chính, là cơ sở cho các bên tiến hành các giao dịch kinh tế.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, sau 19 năm hoạt động, kiểm toán độc lập đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô cũng như năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp. Tính đến tháng 6/2010 có 162 doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán, với trên 6.700 người làm việc, trong đó có 1.800 người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Tuy nhiên, con số này hiện còn rất khiêm tốn so với trên 500.000 doanh nghiệp hiện nay.

Hoàng Diên


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)