Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm công trình đê chắn sóng Hà Lan vĩ đại nhất thế giới


Một hoạt động quan trọng của TT Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Hà Lan là tham quan đê chắn sóng, một trong 10 công trình vĩ đại nhất thế giới.

Hà Lan là một quốc gia hơi đặc biệt. Tên chính thức của Hà Lan là The Netherlands, nghĩa là Những vùng đất thấp. Được biết đến như một vùng đất “thấp” bởi hầu hết đất liền của Vương quốc Hà Lan đều nằm ngang hoặc thấp hơn mực nước biển. Hơn một phần tư diện tích của Hà Lan ở dưới mực nước biển.

Đê chắn sóng DeltaWorks -  Hà Lan .

Đê chắn sóng DeltaWorks - Hà Lan .

Sau thảm họa vỡ đê năm 1959 nhấn chìm nhiều làng mạc, công trình làm hơn 2000 người chết, Hà Lan đã khởi công công trình DeltaWorks. Đúng như tên gọi, công trình được coi là một trong 10 công trình vĩ đại nhất thế giới. Mục tiêu của dự án Delta Works: An toàn chống lũ; Đường GT ven biển dài 700 km; Ngăn biển thành các hồ nước ngọt; Xây dựng các đập ngăn nước dâng do bão; Tạo giao thông thuỷ giữa các sông Scheldt-Rhine; Nâng cấp cơ sở hạ tầng, phục vụ du lịch và nông nghiệp vv… Ròng rã từ năm 1959 đến năm 1997, công trình vĩ đại tổn phí hàng chục tỷ USD đã cơ bản hoàn thành.

Đê chắn sóng được nhìn từ nhiều góc độ.

Đê chắn sóng được nhìn từ nhiều góc độ.

Một trong những công trình vĩ đại ấy là hệ thống đê biển tại Neeltje Jans mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham quan sáng 30-9-2011. Được biết trong chuyến tham quan, các chuyên gia cao cấp hàng đầu của Hà Lan sẽ sẵn sàng sẻ chia kinh nghiệm cũng như có kế hoạch đầu tư để giúp đỡ Việt Nam cụ thể là các tỉnh miền Trung và huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh khắc phục nạn thiên tai này luôn đe dọa rình rập.

Trong lòng đê thênh thang, Thủ tướng cùng phu nhân và các thành viên nghe giới thiệu về công trình tốn phí 12 tỷ EURO.

Trong lòng đê thênh thang, Thủ tướng cùng phu nhân và các thành viên nghe giới thiệu về công trình tốn phí 12 tỷ EURO.

Trong lòng đê thênh thang, Thủ tướng cùng phu nhân và các thành viên nghe giới thiệu về công trình tốn phí 12 tỷ EURO.

Trong lòng đê thênh thang, Thủ tướng cùng phu nhân và các thành viên nghe giới thiệu về công trình tốn phí 12 tỷ EURO.

Trong lòng đê thênh thang, Thủ tướng cùng phu nhân và các thành viên nghe giới thiệu về công trình tốn phí 12 tỷ EURO.

Trong lòng đê thênh thang, Thủ tướng cùng phu nhân và các thành viên nghe giới thiệu về công trình tốn phí 12 tỷ EURO.

Một thiết bị điều khiển tự động đặt trong thân đê.

Một thiết bị điều khiển tự động đặt trong thân đê.

Phần trên thân đê.

Phần trên thân đê.

 

Các ký giả Hà Lan trên mặt đê (đường cao tốc) hướng ống kính về các vị khách Việt.

Các ký giả Hà Lan trên mặt đê (đường cao tốc) hướng ống kính về các vị khách Việt.

Các thứ đá gia cố cho thân đê, mặt đê cũng được nhập từ Đan Mạch.

Các thứ đá gia cố cho thân đê, mặt đê cũng được nhập từ Đan Mạch.

 

Tháp tùng Thủ tướng tham quan có Thái tử Hà Lan ( Thái tử và phu nhân đã có chuyến thăm Việt Nam tháng 3 năm 2011) .

Tháp tùng Thủ tướng tham quan có Thái tử Hà Lan ( Thái tử và phu nhân đã có chuyến thăm Việt Nam tháng 3 năm 2011) .

Tháp tùng Thủ tướng tham quan có Thái tử Hà Lan ( Thái tử và phu nhân đã có chuyến thăm Việt Nam tháng 3 năm 2011) .

Tháp tùng Thủ tướng tham quan có Thái tử Hà Lan

Ngày khởi công công trình .

Ngày khởi công công trình .

Các thứ đá gia cố cho thân đê, mặt đê cũng được nhập từ Đan Mạch.

Các thứ đá gia cố cho thân đê, mặt đê cũng được nhập từ Đan Mạch.

    Trong lòng đê thênh thang, Thủ tướng cùng phu nhân và các thành viên nghe giới thiệu về công trình tốn phí 12 tỷ EURO.

Trong lòng đê thênh thang, Thủ tướng cùng phu nhân và các thành viên nghe giới thiệu về công trình tốn phí 12 tỷ EURO.

 

THE DELTA WORKS

DELTA WORKS

Xuân Ba

(từ Rotterdam – Hà Lan)


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở thành phố Rotterdam Hà Lan


Tiếp tục chương trình chuyến thăm chính thức Hà Lan, ngày 30/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến thăm hệ thống đê chắn sóng, các công trình gia cố bờ biển, cảng biển của thành phố Rotterdam.

Trước đó, phát biểu trước đông đảo cộng đồng doanh nghiệp Hà Lan do Hội đồng xúc tiến thương mại Hà Lan và Bộ Ngoại giao nước này tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, trong chuyến thăm lần này, hai bên đã nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để đưa quan hệ Việt Nam-Hà Lan lên một tầm cao mới, đặc biệt trong những lĩnh vực ưu tiên như thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước, cảng biển, dầu khí, nông nghiệp và an toàn thực phẩm, hậu cần…

Trong lòng đê thênh thang, Thủ tướng cùng phu nhân và các thành viên nghe giới thiệu về công trình tốn phí 12 tỷ EURO.

Trong lòng đê thênh thang, Thủ tướng cùng phu nhân và các thành viên nghe giới thiệu về công trình tốn phí 12 tỷ EURO.

Đặc biệt hai bên đã chia sẻ nhận thức chung về vai trò quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp đối với phát triển đất nước và sự cần thiết tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với sự hiện diện và hoạt động hiệu quả của nhiều công ty lớn nổi tiếng như Unilever, Royal Dutch Shell, Philips, Foremost, Heineken cũng như các công ty nhỏ và vừa trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cộng đồng doanh nghiệp Hà Lan đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

Các công ty Hà Lan đầu tư vào Việt Nam không chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường bản địa mà còn tận dụng được vị trí địa chiến lược của Việt Nam trong phát triển kinh tế-thương mại ở khu vực.

Thông tin tới cộng động doanh nghiệp Hà Lan về tiềm năng, thế mạnh và những lĩnh vực ưu tiên đầu tư của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng với sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp Hà Lan sẽ phát huy được thế mạnh của mình để đầu tư kinh doanh thành công ở Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực như năng lượng sạch và tái sinh, đa dạng sinh học, an toàn thực phẩm, môi trường, quy hoạch đô thị, và quản lý nước…

Bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ Hà Lan-Việt Nam đang phát triển tốt đẹp, Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Uri Rosenthal đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam cũng như cơ hội hợp tác giữa hai nước.

Bộ trưởng Uri Rosenthal kêu gọi và khuyến khích các doanh nghiệp Hà Lan tiếp tục tăng cường đầu tư vào Việt Nam để khai thác hiệu quả những lợi thế của một nền kinh tế mới nổi, đang trong quá trình cải cách, mở cửa và hội nhập kinh tế.

Chiều cùng ngày (theo giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp Thái tử Willem Alexander và các cố vấn chiến lược của Hà Lan./.

(TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Thủ tướng Chính phủ ra Công điện khẩn thứ 2 về phòng, chống bão số 5


Tiếp theo Công điện khẩn số 1738/CĐ-TTg, ngày 29/9, Thủ tướng Chính phủ có Công điện khẩn 1755/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống, ứng phó bão số 5 được dự báo chiều 30/9 sẽ đổ bộ vào đất liền.

Neo đậu tàu thuyền để tránh bão

Neo đậu tàu thuyền để tránh bão

Theo dự báo, bão số 5 đang tiếp tục di chuyển nhanh về phía bờ biển nước ta, khoảng trưa chiều ngày mai (30/9), vùng tâm bão sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.

Ngay từ đêm nay, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An, bão có thể gây gió mạnh, nước biển dâng cao, mưa to đến rất to tại các tỉnh Bắc Bộ.

Từ chiều 29/9, ra quyết định cấm biển đối với tàu thuyền

Để chủ động phòng, chống bão, mưa lũ hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố ven biển quyết định việc cấm biển ngay trong chiều nay (29/9), tiếp tục rà soát tàu thuyền hoạt động trên biển (bao gồm cả tàu đánh bắt thủy sản, tàu vận tải và tàu thuyền du lịch), bằng mọi biện pháp kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú, tổ chức neo đậu hoặc kéo lên bờ để đảm bảo an toàn (hạn chế thiệt hại tại nơi neo đậu), không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, cho học sinh nghỉ học khi bão đổ bộ vào, chủ động sơ tán dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm.

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan, cắt tỉa cành cây, hạn chế thiệt hại, tai nạn do cây đổ. Chủ động tiêu nước đệm, triển khai các phương án chống ngập úng bảo vệ lúa, hoa màu, chống ngập úng các thành phố đề phòng mưa lớn. Kiểm tra, rà soát các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, chủ động vận hành đảm bảo an toàn, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du.

Bên cạnh đó, phải rà soát các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, chủ động di dời dân để đảm bảo an toàn, khu vực chưa tổ chức di dời được phải sẵn sàng phương án sơ tán bảo đảm an toàn cho người và tài sản. Tổ chức lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại bến đò ngang, các khu vực ngập sâu, nước chảy xiết.

Chủ động đối phó tình huống mưa lũ lớn, bị chia cắt

Đồng thời, hướng dẫn nhân dân dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” để chủ động đối phó với tình huống mưa, lũ lớn, bị chia cắt.

Thủ tướng Chính phủ cử 3 đoàn công tác do Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đến các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình để kiểm tra, đôn đốc phối hợp với các địa phương chỉ đạo công tác đối phó với bão

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tổ chức đoàn công tác đi kiểm tra phối hợp với các địa phương chỉ đạo triển khai các biện pháp đối phó với lũ lớn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Theo bản tin dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương lúc 16h30 chiều nay, do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa) đêm nay còn có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội.

Ngoài ra do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh mạnh ở phía Bắc nên ngay từ đêm nay (29/9) vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12; các tỉnh phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 2 – 4 mét.

Từ ngày mai (30/9) ở các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng.

Thu Nga (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Thủ tướng Hà Lan Maxime Verhagen


Trong chuyến thăm chính thức Vương quốc Hà Lan chiều 29/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp kiến Nữ hoàng Beatrix. Cùng ngày 29/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Phó Thủ tướng Hà Lan Maxime Verhagen.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Hà Lan Maxime Verhagen.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Hà Lan Maxime Verhagen.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hà Lan đầu tư

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định thêm điều này khi tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới Hà Lan Maxime Verhagen.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Hà Lan Maxime Verhagen đều vui mừng nhận thấy quan hệ hai nước thời gian qua có những bước phát triển mạnh mẽ, nhất là các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, trong đó thương mại song phương tăng trung bình 15%/năm.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hà Lan đầu tư, kinh doanh ổn định, lâu dài và hiệu quả tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực thế mạnh như dầu khí, cảng biển, nông nghiệp, quản lý nước…

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Hà Lan hợp tác với Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa, nông sản của Việt Nam thâm nhập thị trường Hà Lan nói riêng, châu Âu nói chung.

Thủ tướng một lần nữa khẳng định với Phó Thủ tướng Hà Lan Verhagen: Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Hà Lan đầu tư.

Thủ tướng một lần nữa khẳng định với Phó Thủ tướng Hà Lan Verhagen: Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Hà Lan đầu tư.

Phó Thủ tướng Maxime Verhagen khẳng định sẽ hết sức quan tâm đối với những đề xuất nêu trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho biết đây cũng là những vấn đề mà Hà Lan mong muốn thúc đẩy hợp tác. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Maxime Verhagen đề nghị hai bên đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác về y tế, giáo dục-đào tạo, văn hóa… đồng thời đi liền hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư trên các lĩnh vực, hai bên cũng cần tăng cường cơ chế đối thoại cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nếu có trong quá trình hợp tác.

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác Việt Nam đã dự tiệc chiêu đãi do Bộ Ngoại giao Hà Lan tổ chức.

  Công ty Vinaminco (Việt Nam) và Công ty Witteveen Bos (Hà Lan) ký văn kiện hợp tác về dự án cảng biển giai đoạn 2. Vinaminco (Vi

Công ty Vinaminco (Việt Nam) và Công ty Witteveen Bos (Hà Lan) ký văn kiện hợp tác về dự án cảng biển giai đoạn 2.

Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hà Lan Uri Rosenthal đã chứng kiến Lễ ký một số văn bản hợp tác như: Biên bản ghi nhớ giữa Công ty Vinaminco và Công ty Witteveen Bos về việc tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án cảng biển; Hợp đồng nguyên tắc giữa Công ty Vinaminco và Công ty Boskalis thống nhất một số điều khoản để triển khai dự án; Hợp đồng liên doanh giữa Damen Holding Vietnam và Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm (thuộc Vinashin), thành lập liên doanh là Công ty TNHH Đóng tàu Damen – Sông Cấm; Bản ghi nhớ về hỗ trợ phát triển đào tạo nghề cho ngành nông nghiệp và cơ khí Việt Nam giữa Công ty Quốc Anh IEC với Công ty VCT…

Cũng trong chiều 29/9, Thủ tướng và Đoàn công tác  tới thăm Công ty giống cây trồng Rijk Zwaan.

Nguyễn Hoàng (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp kiến Nữ hoàng Hà Lan Beatrix


Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Hà Lan chiều 29/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp kiến Nữ hoàng Beatrix.

Thủ tướng và Phu nhân tiếp kiến Nữ hoàng Beatrix.

Thủ tướng và Phu nhân tiếp kiến Nữ hoàng Beatrix.

Hà Lan coi trọng và dành ưu tiên việc thúc đẩy hợp tác với Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo với Nữ hoàng trong chuyến thăm chính thức Hà Lan lần này, lãnh đạo hai nước Việt Nam và Hà Lan đã trao đổi, thống nhất và đề ra nhiều biện pháp cụ thể để đưa quan hệ hợp tác giữa đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả, trong đó tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên là thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước, nông nghiệp, hợp tác cảng biển, dầu khí và dịch vụ hậu cần.

Với 153 dự án trị giá 5,6 tỷ USD, hiện, Hà Lan là nhà đầu tư châu Âu lớn nhất và là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Năm 2010 Hà Lan trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam ở châu Âu.

Thủ tướng cho rằng quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hà Lan đang phát triển hết sức mạnh mẽ và sâu rộng. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, tiếp xúc cấp cao bên lề các Hội nghị quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước cụ thể hơn.

Đánh giá cao kinh nghiệm của Hà Lan trong lĩnh vực quản lý nước, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng nước biển dâng, Thủ tướng tin tưởng rằng sự hợp tác hai nước trong lĩnh vực quản lý nước và thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ giúp Việt Nam xây dựng được chiến lược và các chính sách thích hợp trong quá trình phát triển đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thái tử Willem Alexander và Công nương Mắc-xi-ma cùng đoàn doanh nghiệp lớn của Hà Lan vào hồi tháng 3 vừa qua, qua đó, đã mở ra nhiều cơ hội mới trong thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực hợp tác ưu tiên trên.

Thủ tướng và Nữ hoàng Beatrix.

Thủ tướng và Nữ hoàng Beatrix.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong Hoàng gia Hà Lan tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện để Chính phủ Hà Lan cũng như các công ty Hà Lan tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học-công nghiệp, đặc biệt là trong 5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên.

Nữ hoàng Hà Lan Beatrix nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phu nhân cùng đoàn Đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam sang thăm chính thức Hà Lan. Bà đánh giá đây là sự kiện quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị, tốt đẹp giữa Việt Nam và Hà Lan. Nữ hoàng nhấn mạnh, Hoàng gia Hà Lan ủng hộ mạnh mẽ quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa Chính phủ nước Việt Nam, Hà Lan.

Nữ hoàng cho biết Hà Lan luôn coi trọng và dành ưu tiên trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam trong những lĩnh vực còn nhiều tiềm năng, đồng thời sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu.

Nữ hoàng cũng mong muốn hai nước thường xuyên có các hoạt động trao đổi đoàn các cấp, giao lưu nhân dân, nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước, hai dân tộc.

Nguyễn Hoàng (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Diễn đàn hợp tác năng lượng Hà Lan – Việt Nam


Tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Hà Lan, chiều 29/9 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam dự Diễn đàn hợp tác năng lượng và dầu khí Hà Lan – Việt Nam.

Cùng dự sự kiện này về phía Hà Lan có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới Maxime Verhagen.

Diễn đàn do Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới Hà Lan phối hợp với các cơ quan hữu quan của Hà Lan tổ chức.

 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn

Tại Diễn đàn, hai bên đã trao đổi về lĩnh vực công nghệ năng lượng tiên tiến, cơ chế hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan trong lĩnh vực năng lượng, thúc đẩy việc sử dụng các loại năng lượng thân thiện với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, đẩy mạnh các chương trình tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, chia sẻ thông tin nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của sự bất ổn về nguồn cung dầu mỏ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam…

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam coi năng lượng là ngành kinh tế mũi nhọn để thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và tập trung nguồn lực để phát triển ngành kinh tế đặc biệt quan trọng này.

Hiện nay, mức tiêu thụ năng lượng thương mại của Việt Nam khoảng 36 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó nhu cầu xăng dầu vào khoảng 17 triệu tấn. Theo dự báo, tổng nhu cầu năng lượng thương mại sẽ tăng trung bình khoảng trên 7% mỗi năm trong giai đoạn 2010 – 2025, trong đó nhu cầu điện sẽ tăng khoảng 15% mỗi năm.

Để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước, trong điều kiện giá dầu mỏ biến động khó lường, Chính phủ Việt Nam đang rà soát và tích cực thực hiện các giải pháp khác nhau như có các cơ chế chính sách thích hợp để thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, nhất là đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ và triển khai có hiệu quả các dự án năng lượng đang đầu tư…

Các đại biểu dự Diễn đàn

Các đại biểu dự Diễn đàn

Cùng với đó là đa dạng hóa nguồn năng lượng, trong đó ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, điện khí thiên nhiên hoá lỏng, năng lượng nguyên tử. Đẩy mạnh chương trình tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Thực hiện lộ trình giá năng lượng theo cơ chế thị trường nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này. Tăng cường dự trữ dầu thô và các sản phẩm dầu…

Tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chuyển đến các đại biểu thông điệp Việt Nam mong muốn là thành viên tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động chung về năng lượng của thế giới vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững; khuyến khích việc sử dụng hiệu quả năng lượng và ứng dụng các loại năng lượng thân thiện với môi trường.

Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chân thành cám ơn và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hợp tác quý báu của Chính phủ Hà Lan trong lĩnh vực năng lượng; đồng thời kêu gọi các tập đoàn năng lượng nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Hà Lan đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, giao thương, hợp tác trong lĩnh vực năng lượng với Việt Nam, góp phần cùng Việt Nam thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển ngành năng lượng của mình trong mối quan hệ cùng có lợi với các đối tác.

Ký biên bản ghi nhớ hợp tác đào tạo giữa Trường Đại học Dầu khí và Trường Đại học Công nghệ Delft

Ký biên bản ghi nhớ hợp tác đào tạo giữa Trường Đại học Dầu khí và Trường Đại học Công nghệ Delft

Phó Thủ tướng Hà Lan Maxime Verhagen cho rằng quan hệ hợp tác Hà Lan-Việt Nam trong những năm qua có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ; hai nước có những điểm tương đồng, có các tiềm năng hợp tác có thể bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển trong đó có lĩnh vực hợp tác về năng lượng.

Trong thời gian tới, Hà Lan sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học, đào tạo trong lĩnh vực dầu khí… Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước nhất là hỗ trợ về nguồn lực tài chính cho các hoạt động hợp tác đầu tư về năng lượng, dầu khí Việt Nam – Hà Lan.

Cũng tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến lãnh đạo các Bộ, ngành chức năng của hai nước ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác năng lượng; Thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Royal Dutch Shell về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí; Ý định thư giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhóm các công ty, tổ chức tham gia chương trình AETIN về hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; Biên bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo giữa Trường Đại học Dầu khí và Trường Đại học Công nghệ Delft.

 


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp lãnh đạo Tập đoàn Royal Dutch Shell và Heineken


Tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Hà Lan, chiều 29/9 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam dự Diễn đàn hợp tác năng lượng và dầu khí Hà Lan – Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Lãnh đạo Tập đoàn Royal Dutch Shell

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Lãnh đạo Tập đoàn Royal Dutch Shell

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Royal Dutch Shell (Shell) và lãnh đạo Tập đoàn Heineken.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trải qua hơn 20 năm hoạt động và kinh doanh tại Việt Nam, Shell đã có những đóng góp không nhỏ trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng, góp phần giải quyết nhu cầu năng lượng ngày một tăng cao của Việt Nam.

Đánh giá cao Tập đoàn Shell  mở rộng đầu tư, phát triển thị trường, có chiến lược kinh doanh lâu dài tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Tập đoàn Shell chú trọng vào phát triển các nguồn nhiên liệu mới, an toàn, thân thiện với môi trường; cho đây là lĩnh vực Chính phủ Việt Nam rất quan tâm nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.

Hoan nghênh và đánh giá cao những thành công của Tập đoàn Heineken đã đạt được trong gần 20 năm đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam và những đóng góp to lớn của Tập đoàn đối với các công tác xã hội tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Tập đoàn trong thời gian tới có thêm nhiều công tác xã hội hơn nữa và chú trọng đến vấn đề môi trường để luôn giữ vững vị thế là một trong những tập đoàn kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam.

Tại hai cuộc tiếp nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ luôn ủng hộ và tạo các điều kiện thuận lợi cho các Tập đoàn mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận về kinh doanh xăng dầu


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận về tình hình thực hiện Nghị định số 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, vấn đề mà dư luận đang quan tâm.

Các yếu tố hình thành giá, chi phí và kết quả kinh doanh xăng dầu phải được công bố, công khai rõ ràng

Các yếu tố hình thành giá, chi phí và kết quả kinh doanh xăng dầu phải được công bố, công khai rõ ràng

Mới đây (26/9), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp và nghe báo cáo về tình hình thực hiện Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009  của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Theo văn bản ban hành hôm nay (29/9) thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp này, Chính phủ đã chỉ đạo điều hành kinh doanh, giá xăng dầu nhất quán, từng bước theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo đúng quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Thủ tướng yêu cầu việc điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong thời gian tới phải tiếp tục thực hiện nghiêm, theo đúng các quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP; các yếu tố hình thành giá, chi phí và kết quả kinh doanh phải được công bố, công khai rõ ràng.

Các Bộ: Tài chính, Công Thương phối hợp chặt chẽ và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc điều chỉnh giá của các doanh nghiệp, công bố công khai phương án giá được áp dụng theo quy định.

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu các loại theo đúng quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ.

Các cơ quan có liên quan thường xuyên phối hợp trong điều hành và kiểm soát giá xăng dầu theo quy định hiện hành; chủ động xử lý các khó khăn, vướng mắc và những vấn đề phát sinh; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý kịp thời, không để thị trường biến động xấu và quyền lợi tiêu dùng bị ảnh hưởng.

Quốc Hà (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt danh mục dự án Trung tâm dữ liệu điện tử Chính phủ


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt danh mục dự án Trung tâm dữ liệu điện tử Chính phủ trên Internet (GIDC), sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành liên quan tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và chỉ đạo triển khai Dự án có hiệu quả theo quy định hiện hành về quản lý, sử dụng ODA.

Đức Nam (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm thành phố Amsterdam


Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hà Lan, chiều 28/9 tại La Hay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phu nhân và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam tới thăm thành phố Amsterdam và gặp Thị trưởng thành phố này, ông Eberhard Van de Laan.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thị trưởng Amsterdam Eberhard Van de Laan.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thị trưởng Amsterdam Eberhard Van de Laan.

Tiếp Thị trưởng Amsterdam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cám ơn sự ủng hộ và những tình cảm quý báu mà nhân dân thành phố Amsterdam đã dành cho nhân dân Việt Nam, trong đó, Trường THPT Hà Nội – Amsterdam, ngôi trường hữu nghị do nhân dân thành phố tặng Thủ đô Hà Nội từ ý tưởng của Tiến sỹ Samkalden, cựu Thị trưởng thành phố Amsterdam, là món quà có ý nghĩa cao đẹp của tình hữu nghị, lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân hai nước.

Thủ tướng cũng nói thêm về các công ty của Hà Lan (có trụ sở tại Amsterdam) như Phillips, Heinken, AkzoNobel… đang làm ăn rất hiệu quả và đã trở thành những thương hiệu quen thuộc tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam chú trọng đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Hà Lan, khuyến khích các địa phương của hai nước hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.

Thủ tướng đánh giá cao kinh nghiệm của Amsterdam về quản lý đô thị, quản lý nước, về văn hóa, giáo dục, đào tạo…và mong muốn Amsterdam tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Thay mặt nhân dân thành phố Amsterdam, Thị trưởng Eberhard Van de Laan nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phu nhân cùng Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tới thăm Amsterdam trong dịp thăm chính thức Vương Quốc Hà Lan.

Ông Eberhard Van de Laan cho biết, thành phố Amsterdam luôn mong muốn được mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều mặt với các địa phương của Việt Nam và đề nghị Chính phủ Việt Nam tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp của thành phố sang Việt Nam đầu tư trong một số lĩnh vực thế mạnh như tài chính, ngân hàng, dầu khí, y tế…

Nguyễn Hoàng (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến lãnh đạo Nghị viện Hà Lan


Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hà Lan, chiều 28/9 tại La Hay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Gerdi Verbeet và Phó Chủ tịch Thượng viện Kim Putters.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Hạ viện Gerdi Verbeet.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Hạ viện Gerdi Verbeet.

Mong muốn Nghị viện Hà Lan ủng hộ hoạt động hợp tác hai nước

Tại buổi hội kiến, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với Hà Lan trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước, nông nghiệp, hợp tác cảng biển và dầu khí là những lĩnh vực ưu tiên.

Trong thời gian qua, hợp tác trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước Việt Nam – Hà Lan đã có bước phát triển hết sức tích cực, đặc biệt là sau khi hai nước ký Thỏa thuận thiết lập Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước.

Đánh giá cao kinh nghiệm của Hà Lan trong lĩnh vực này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Nghị viện Hà Lan tiếp tục có sự ủng hộ các chương trình hợp tác Việt Nam-Hà Lan trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng mong muốn Nghị viện Hà Lan ủng hộ các hoạt động hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, y tế, văn hóa, giáo dục giữa hai nước.

Thủ tướng tin tưởng quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Hà Lan sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả hơn trong thời gian tới, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hà Lan.

Chủ tịch Hạ viện Hà Lan Gerdi Verbeet đánh giá cao chuyến thăm chính thức Hà Lan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phu nhân và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam. Bà Gerdi Verbeet cho đây là dấu mốc mới góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước trên các lĩnh vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Chủ tịch Hạ viện Hà Lan, Gerdi Verbeet.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Chủ tịch Hạ viện Hà Lan, Gerdi Verbeet.

Nhấn mạnh những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hà Lan thời gian qua là khá toàn diện, song Chủ tịch Hạ viện Gerdi Verbeet cho rằng, tiềm năng hợp tác còn rất lớn, vì vậy hai nước cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực nhất là tạo các điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư…

Chủ tịch Hạ viện Gerdi Verbeet cũng khẳng định, Hà Lan sẵn sàng chia sẻ nghiệm, tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực đươc coi là thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như trong quản lý tài nguyên nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; xây dựng hệ thống đê điều, cảng biển, đóng tàu.

Chủ tịch Hạ viện Gerdi Verbeet mong muốn Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Hà Lan tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác, thường xuyên trao đổi các đoàn thăm viếng lẫn nhau; chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong quá trình hoạt động của Quốc hội.

Nguyễn Hoàng (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)