Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2008

Prime Minister Nguyen Tan Dung to attend GMS Summit


Vietnam plays an import role in the Greater Mekong Sub-region (GMS) cooperation in terms of its geographical position and economic potential as it is a gateway looking to the East Sea for the whole Mekong region and near international sea routes connecting the Indian Ocean and the Pacific Ocean.

(From left to right)Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung, Thai Prime Minister Samak Sundaravej, Myanmar Prime Minister Thein Sein, Lao Prime Minister Bouasone Bouphavanh, Chinese Premier Wen Jiabao, Cambodian Prime Minister Hun Sen and Asian Development Bank (ADB) President Haruhiko Kuroda attend the third summit meeting of the Greater Mekong Subregion (GMS) in Vientiane, Laos, on March 31, 2008.

Prime Minister Nguyen Tan Dung will lead a Vietnamese delegation to attend the third Greater Mekong Sub-region (GMS) Summit will be held on March 30-31 in Vientiane, Laos, at the invitation of his Lao counterpart Bouasone Bouphavane.

The summit will draw the participation of Prime Ministers, government officials, entrepreneurs and young representatives from six GMS countries and the President of the Asian Development Bank (ADB).

GMS countries’ leaders to sign joint statement for the first time

The GMS 3 summit under the theme “Enhancing Competitiveness Through Greater Connectivity” demonstrates the target set by GMS nations, which create infrastructure links including transport, energy, telecommunication and human resources with the aim of raising the competitive capability of each economy in the sub-region.

The summit will focus on six main topics, namely, enhancing transport links, facilitating trade and transport, boosting cooperation between the state run sectors and private sectors promoting GMS trade and investment and training human resources and increasing the competitive capability, cooperation and development of GMS. In addition, leaders of GMS nations will have dialogues with the GMS Youth Forum and meet with members from the GMS Business and Investment Forum.

On the occasion, they are expected to sign a joint statement and witness the signing of some cooperative agreements in the areas of transport, trade, electricity and information.

Vietnam plays a key role in GMS cooperation

The Mekong River Basin belonging to Vietnam’s territory, which accounts for 25 percent of its land area and 35 percent of the national population is of strategic significance to Vietnam. GMS cooperation framework will offer opportunities for Vietnam to make the best of its potential and take advantage of outside resources from regional countries and international donors to boost development.

The basic targets of the Greater Mekong Sub-Region Economic Cooperation Programme are in accordance with Vietnam’s socio-economic development orientations and policies (including poverty reduction, regional development and international integration). Therefore, Vietnam is actively participating in co-operation programmes and making full advantages and potential to develop economy and integrate deeply into the region and creating favourable conditions for regions and localities to develop, helping to foster friendly relationships with regional countries.

Vietnam plays an import role in the GMS cooperation in terms of its geographical position and economic potential as it is a gateway looking to the East Sea for the whole Mekong region and near international sea routes connecting the Indian Ocean and the Pacific Ocean.

Vietnam attended the third GMS with the aim of strengthening co-operation with regional countries and promoting sustainable development and improving socio-economic infrastructure in localities along GMS corridors such as the East-West Economic Corridor and the North-South Economic Corridor.

In additional multilateral activities, Prime Minister Nguyen Tan Dung is scheduled to hold bilateral meetings with counterparts of GMS member countries and partners to discuss measures to foster relations with these countries as well as to discuss regional and international issues of mutual concern.

GMS targets, co-operative principles and mechanisms

GMS includes Myanmar, Thailand, Laos, Cambodia, Vietnam and two Chinese provinces of Yunnan and Guangxi.

Since the early 90s, co-operation, development and integration have become a common trend in promoting co-operation in the Mekong sub-region. Coordination, economic development, poverty reduction and environmental protection have been driving forces for the Mekong sub-region countries to find bilateral and multilateral co-operative mechanisms to resolve the common needs. Accordingly, the Greater Mekong Sub-Region Economic Cooperation Programme was initiated by the Asian Development Bank. In the initial period, GMS was comprised of Myanmar, Thailand, Laos, Cambodia, Vietnam and Chinese province of Yunnan. In 2004, the Chinese province of Guangxi joined the GMS.

GMS aims to promote economic growth, sustainable development, and poverty reduction and improve the living standards of people in the Mekong sub-region.

(Source: VOV)


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2008

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tham nhũng phải chống ngay từ tổ chức cơ sở Đảng và từng đảng viên


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

“Công tác phòng, chống tham nhũng là một trọng tâm công tác lớn của Chính phủ và các cấp, các ngành trong năm 2008… Chúng ta phải quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng ngay từ tổ chức cơ sở Đảng, từng đảng viên”. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Giao ban về công tác phòng, chống tham nhũng với các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, được tổ chức tại TP HCM ngày 12/1.

Cùng dự Hội nghị này có đồng chí Trương Vĩnh Trọng, UVBCT, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Đại tướng Lê Hồng Anh, UVBCT, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Lê Thanh Hải, UVBCT, Bí thư Thành ủy TP HCM; các đồng chí trong Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và đại diện Ban chỉ đạo 32 tỉnh, thành phố phía Nam.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Năm qua, với quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ, sự nỗ lực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và các cơ quan chức năng, sự cố gắng của các cấp, các ngành, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng bước đầu, tạo được nhận thức tích cực và lòng tin của nhân dân vào quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong xã hội vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, tập trung ở các lĩnh vực: Sử dụng và quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, các dự án; quản lý và sử dụng ngân sách; quản lý tài chính, tài sản công…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu: Năm 2008, công tác phòng, chống tham nhũng cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu là: Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), các chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong, liêm chính cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn liền với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng theo hướng đồng bộ, toàn diện, khoa học và có tính khả thi cao, gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử nhằm phát hiện và xử lý nghiêm minh các đối tượng tham nhũng; tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng đã phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm minh, khẩn trương các vụ việc phát sinh đang được xã hội quan tâm; tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ban, ngành, địa phương rà soát, xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực và giải quyết tốt đơn thư tố cáo của công dân.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở: Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng tại các Bộ, ban, ngành địa phương, chú trọng phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cơ quan ngôn luận và công dân trong công tác phòng, chống tham nhũng; kiện toàn các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo của các địa phương về phòng, chống tham nhũng; thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đẩy mạnh phân cấp quản lý, cải cách hành chính, công khai minh bạch hoạt động và đổi mới công nghệ quản lý của các cơ quan Nhà nước.

Cần tiếp tục duy trì việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; các Bộ, ngành và địa phương cần tiến hành đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2007 một cách toàn diện, rút ra những bài học kinh nghiệm bước đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Từ đó, điều chỉnh chương trình hành động, xây dựng chương trình, kế hoạch, xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2008 phù hợp với tình hình cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng….

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiến độ điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng trong năm 2007 đã có những tiến bộ rõ rệt so với năm 2006. Số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý tăng nhiều, trong đó có một số vụ được điều tra nhanh chóng và xử lý kiên quyết, nghiêm minh, được dư luận xã hội đồng tình

Nhóm PV – TTXVN


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)