Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Indonesia dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 19


Nhận lời mời của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Chủ tịch ASEAN 2011, hôm nay (16/11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn Việt Nam sang Indonesia tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 và các Hội nghị cấp cao liên quan.

Tham gia Đoàn chính thức có Phu nhân Thủ tướng Trần Thanh Kiệm; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương.

nguyen tan dung indo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Indonesia dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 19

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Phu nhân thăm Indonesia từ ngày 13 - 14/9/2011

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 và các Hội nghị cấp cao liên quan sẽ được diễn ra từ ngày 17 – 19/11/2011.

Các Hội nghị cấp cao liên quan lần này gồm, Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN – Trung Quốc; Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ; Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 14; Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ lần thứ 3; Hội nghị Cấp cao ASEAN – Liên hiệp quốc lần 4; Hội nghị Cấp cao Đông Á lần 6; Hội nghị Cấp cao Mê Công – Nhật Bản.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 và các Hội nghị Cấp cao liên quan là hoạt động trọng điểm cuối cùng trong năm chủ tịch ASEAN của Indonesia. Lần đầu tiên lãnh đạo Nga và Mỹ sẽ dự Cấp cao Đông Á (EAS) với tư cách là thành viên chính thức.

Đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị lần này với tinh thần “chủ động, tích cực và có trách nhiệm”, tiếp tục phát huy thành quả nhiệm kỳ Năm Chủ tịch ASEAN 2010, củng cố đoàn kết ASEAN, cùng đóng góp vào việc đẩy mạnh liên kết, xây dựng cộng đồng ASEAN, quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, vai trò chủ đạo của Hiệp hội ở khu vực, tăng cường hơn nữa môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực. Qua đó nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam và thúc đẩy quan hệ song phương của Việt Nam với các đối tác.

Tiếp tục chủ đề “ Cộng đồng ASEAN trong một cộng đồng các quốc gia toàn cầu”, các Hội nghị lần này sẽ kiểm điểm việc triển khai các kết quả đạt được kể từ sau Hội nghị Cấp cao ASEAN 18; bàn các biện pháp đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN, phát huy hơn nữa vai trò quốc tế của ASEAN, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực và duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.

Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác sẽ thảo luận phương hướng nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác giữa ASEAN và các đối tác cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác cũng sẽ ký và thông qua một số văn kiện liên quan.

Từ ngày 13 – 16/11, để chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19, tại Indonesia cũng đã diễn ra các cuộc họp trù bị cấp Bộ trưởng.

Nguyễn Hoàng


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt dự án Tăng cường thanh tra, giám sát ngân hàng do Canada viện trợ


Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục dự án “Tăng cường năng lực thanh tra, giám sát ngân hàng cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” do Cơ quan phát triển quốc tế Canada viện trợ không hoàn lại.

Picture 450 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt dự án Tăng cường thanh tra, giám sát ngân hàng do Canada viện trợ

Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Giàu (giữa) trao quyết định bổ nhiệm cho lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, hoàn chỉnh văn kiện dự án, tổ chức phê duyệt, tiếp nhận và triển khai dự án theo đúng quy định hiện hành.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi thư chính thức tới nhà tài trợ Canada đề nghị tài trợ cho dự án trên.

Đức Nam


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị quyết thành lập thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế


Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 99/NQ-CP về việc thành lập thị xã Hương Trà và thành lập các phường thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

CIMG9834 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị quyết thành lập thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế

Ảnh minh họa

Cụ thể, Chính phủ quyết nghị thành lập thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở toàn bộ 51.853,4ha diện tích tự nhiên và 118.354 nhân khẩu của huyện Hương Trà.

Đồng thời, thành lập 7 phường thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm: Tứ Hạ, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Vân, Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ.

Sau khi thành lập thị xã Hương Trà và thành lập 7 phường, thị xã Hương Trà 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phường (nêu trên) và 9 xã: Hương Toàn, Hương Vinh; Hương Phong, Hải Dương, Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình và Hồng Tiến.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 503.320 ha diện tích tự nhiên và 1.122.770 nhân khẩu; có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: Thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và 6 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Nam Đông, Phú Lộc và A Lưới.

Hoàng Diên


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xử lý dứt điểm những vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án tham nhũng, nhất là các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.

BAC0008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xử lý dứt điểm những vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp

Toàn cảnh phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng

Hôm nay 15/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (BCĐ) và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó trưởng BCĐ đồng chủ trì phiên họp thứ 16 của BCĐ.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình… tham dự phiên họp.

Phiên họp nhằm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng quý III/2011, chỉ đạo nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012; thảo luận, xem xét một số vấn đề liên quan như việc phân công nhiệm vụ của các thành viên BCĐ; việc thành lập các đoàn công tác nắm tình hình và kiểm tra việc sơ kết Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí”.

Khởi tố nhiều vụ sai phạm, tham nhũng trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng

Trong quý III/2011, công tác phòng, chống tham nhũng đã tiếp tục bám sát, phục vụ thiết thực các nhiệm vụ chính trị của đất nước và đạt được những kết quả tích cực.

Các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố nhiều vụ sai phạm, tham nhũng trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, đặc biệt là vụ lừa đảo, tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương, chi nhánh Nhà Bè, sai phạm 3.400 tỷ đồng; lừa đảo, tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng Phát triển chi nhánh Đắk Lắk – Đắk Nông, sai phạm 1.000 tỷ đồng; Công ty Công Chính tại tỉnh Lâm Đồng lừa đảo, chiếm đoạt của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương và một số ngân hàng khác 500 tỷ đồng.

Theo số liệu báo cáo, trong 9 tháng đầu năm 2011, Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai 2.129 cuộc thanh tra, kết thúc 937 cuộc. Qua thanh tra, đã phát hiện sai phạm gần 208 tỷ đồng, hơn 242 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước trên 83 tỷ đồng, hơn 72 ha đất; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý gần 125 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính đối với 52 tập thể, 152 cá nhân, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ 6 vụ việc và 14 cá nhân.

Về công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, theo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, trong 9 tháng đầu năm 2011, đã khởi tố 161 vụ/327 bị can về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2010, giảm 2,4% về số vụ, giảm 2,3% về số bị can); truy tố 174 vụ/353 bị can về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2010 giảm 26,2% về số vụ, giảm 35,8% về số bị can); xét xử sơ thẩm 167 vụ/392 bị cáo về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2010 giảm 14,3% về số vụ, giảm 8,6% về số bị cáo).

Đối với 13 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà BCĐ tập trung chỉ đạo, đến nay đã xét xử sơ thẩm 1 vụ; Tòa án đang thụ lý 2 vụ; Viện kiểm sát đang truy tố 2 vụ; cơ quan điều tra đang điều tra 6 vụ; tạm đình chỉ điều tra 1 vụ và đình chỉ điều tra 1 vụ.

Đối với 13 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà BCĐ giao Văn phòng BCĐ theo dõi, đôn đốc, đến nay đã xét xử giám đốc thẩm 1 vụ; xét xử phúc thẩm 1 vụ; xét xử sơ thẩm 4 vụ; Tòa án đang thụ lý 4 vụ; cơ quan điều tra đang điều tra và điều tra bổ sung 2 vụ; tạm đình chỉ điều tra 1 vụ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn có những mặt hạn chế như tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp vẫn bị chậm; thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ phạm tội trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước và nhân dân, gây lo ngại trong dư luận xã hội.

Quá trình theo dõi 22 vụ án lớn trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cho thấy tổng tài sản sai phạm lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, trên 3.000 lượng vàng, song việc phát hiện chủ yếu qua đơn thư tố cáo, ít được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm toán.

nguyen tan dung tham nhung2 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xử lý dứt điểm những vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp

BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng thống nhất nhận định, công tác phòng, chống tham nhũng trong quý III/2011 tiếp tục được chỉ đạo sát sao và đạt được những kết quả tích cực trên các mặt.

Tập trung xử lý dứt điểm những vụ tham nhũng nghiệm trọng, phức tạp

Phát biểu thảo luận tại Phiên họp, các thành viên BCĐ thống nhất nhận định, công tác phòng, chống tham nhũng trong quý III/2011 tiếp tục được chỉ đạo sát sao và đạt được những kết quả tích cực trên các mặt, trong đó có nhấn mạnh tới vai trò của báo chí đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; song cũng cho rằng tình hình tham nhũng vẫn có những diễn biết hết thức phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn.

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, hiện nay tội phạm tham nhũng không chỉ xảy ra trong một số lĩnh vực nhạy cảm như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, ngân hàng… mà còn ở các lĩnh vực khác.

Tham nhũng không chỉ gây hậu quả về mặt kinh tế mà còn làm mất cán bộ và hơn tất cả là làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phòng, chống tham nhũng, các thành viên BCĐ nhấn mạnh yêu cầu đặt ra là phải tăng cường và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng. Tập trung xử lý dứt điểm những vụ án tham nhũng nghiệm trọng, phức tạp mà BCĐ và Văn phòng BCĐ đang theo dõi, đôn đốc, không để dây dưa, kéo dài.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đề xuất, cần đặc biệt lưu ý tới công tác giám định tư pháp, bởi đây là một trong những khâu còn có những tồn tại, hạn chế nhất định, gây chậm tiến độ xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.

nguyen tan dung tham nhung3 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xử lý dứt điểm những vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án tham nhũng, nhất là các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.

Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, truy tố, xét xử

Phát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, trong quý III/2011, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được triển khai đồng bộ, tích cực với các giải pháp hiệu quả, thể hiện trong các mặt công tác từ truyên truyền, giáo dục pháp luật, hợp tác quốc tế đến xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng.

Những kết quả đạt được trong phòng chống tham nhũng là cụ thể, có tác dụng tích cực, thể hiện được quyết tâm liên tục của Đảng và Nhà nước, của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi hơn; có những vụ án, vụ việc tham nhũng xử lý chậm, để kéo dài, gây suy diễn trong dư luận xã hội…

Nhấn mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải có đánh giá sâu, làm rõ được đúng thực trạng về tham nhũng, qua đó có chủ trương, chỉ đạo các giải pháp cụ thể, hiệu quả, sát thực tế đối với công tác này.

Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng có các nghiên cứu chuyên sâu nhằm làm rõ đúng thực trạng về tham nhũng; những mặt làm được và mặt chưa làm được trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; nắm vững quan điểm chỉ đạo trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng là phải kiên trì, bền bỉ với các giải pháp quyết quyết liệt, triệt để, hiệu quả, đồng bộ… trên cả 2 mặt là ngăn chặn, phòng ngừa và chống tham nhũng.

Trong nhóm công tác phòng ngừa tham nhũng, trước hết phải tiếp tục tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính; tuyên truyền, giáo dục…; tập trung mạnh vào việc phòng ngừa tham nhũng ở lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều kẽ hở, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như thu hồi đất, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công…

Khi đã phát hiện các hành vi tham nhũng, phải xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật… với những bản án thích đáng, đủ sức răn đe; đồng thời kịp thời biểu dương, khen thưởng và có các biện pháp bảo vệ những cá nhân phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí đối với các vụ án, vụ việc tham nhũng. Thông tin trên báo chí phải bảo đảm tính khách quan, trung thực về những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được; tránh thông tin phiến diện, một chiều, thổi phồng sự kiện làm dư luận hiểu lầm sự vụ là “đầu voi đuôi chuột”.

Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án tham nhũng, nhất là các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp; đồng thời Thủ tướng cũng cho quan điểm chỉ đạo để sớm đưa ra xét xử trong những tháng cuối năm 2011 đối với một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tập trung vào giải pháp phòng ngừa tham nhũng


Ngày 15/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng đã họp thường kỳ Phiên thứ 16 để đánh giá, tổng kết công tác phòng chống tham nhũng quý III và thống nhất những công việc trọng tâm những tháng cuối năm 2011, đầu năm 2012.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo đồng chủ trì phiên họp. Cùng dự có Ủy viên Ban Chỉ đạo và đại diện lãnh đạo các đơn vị có liên quan.

nguyen tan dung tham nhung Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tập trung vào giải pháp phòng ngừa tham nhũng

Toàn cảnh phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, chức năng nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo là đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ các cơ quan chức năng làm tốt nhiệm vụ của mình, nhằm thực hiện thành công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.

Đánh giá công tác phòng chống tham nhũng Quý III, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, những kết quả cụ thể đạt được mang tính thiết thực, cụ thể, có tác dụng tích cực thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng mà minh chứng cụ thể là tình trạng khiếu kiện, đơn thư, tố cáo về phòng chống tham nhũng; số vụ việc tham nhũng giảm hẳn.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ những khó khăn trong phòng chống tham nhũng thời gian tới như hành vi tham nhũng đã trở nên tinh vi hơn, khó phát hiện hơn. Bên cạnh đó, quá trình xử lý, điều tra, truy tố, xét xử phải tuân theo quy định của pháp luật nên thường chậm, kéo dài, dẫn đến tâm tư lo lắng, hoài nghi trong nhân dân về sự kiên quyết, nghiêm minh trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo tích cực tham gia tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về phòng chống tham nhũng, lãng phí; trong đó, đánh giá đúng, sâu sát tình hình cả ưu điểm và hạn chế.

Liên quan đến nội dung nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng chỉ đạo cần tập trung hơn nữa vào nhóm những giải pháp phòng ngừa các hành vi tham nhũng. Cụ thể, phải đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế; cải cách thủ tục hành chính; làm tốt hơn nữa quy trình chuyển đổi vị trí công tác; thanh tra, kiểm toán, kịp thời phát hiện ngăn ngừa và xử lý các hành vi có dấu hiệu tham nhũng.

Thủ tướng cho biết, để đảm bảo hiệu quả các dự án đầu tư công, Chính phủ sẽ giám sát chặt chẽ việc triển khai đầu tư công theo hướng xác định trách nhiệm của người ra quyết định đầu tư, phải chịu trách nhiệm về hiệu quả công trình, dự án đó.

Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ xây dựng Nghị định yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chủ động công khai, minh bạch hoạt động, chi tiêu, đầu tư xây dựng của cơ quan, đơn vị mình trước nhân dân để người dân giám sát.

Thủ tướng cũng yêu cầu Thanh tra Chính phủ triển khai thanh tra chuyên đề về thu hồi đất, giao đất để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các hành vi tiêu cực về đất đai. Trưởng Ban Chỉ đạo cũng đề nghị Hội đồng thẩm phán – Tòa án Nhân dân tối cao sớm ban hành hướng dẫn việc giám định trong lĩnh vực xây dựng cơ bản để rút ngắn thời gian, quy trình xử lý các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực này.

Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác thông tin phòng chống tham nhũng, Thủ tướng đề nghị các cơ quan báo chí, tuyên truyền tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc tuyên truyền, giáo dục phòng chống tham nhũng gắn với thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nội dung tuyên truyền cũng cần chú ý đến cả thành tích lẫn hạn chế; tránh kiểu “đầu voi, đuôi chuột,” đảm bảo khách quan, đúng người, đúng hành vi, đúng pháp luật; tránh gây hoài nghi trong dư luận.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị, từ nay đến hết năm 2011 các cơ quan có liên quan khẩn trương kết luận, tiến hành các thủ tục đưa ra xét xử 4 vụ việc đã đủ căn cứ theo hướng làm rõ tới đâu, xử tới đó, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Thủ tướng giao Bộ Công an sớm báo cáo tình hình các vụ án tiêu tực trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; đề xuất hướng xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra các vụ việc tham nhũng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn, các thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục đề cao hơn nữa trách nhiệm trước Đảng, trước Nhà nước, kiên quyết, kiên trì, thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Cũng tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đều nhận định, công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước đồng thời nhân rộng trong toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Công tác phòng chống tham nhũng đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở. Các ý kiến cũng cho rằng, các cơ quan tiến hành tố tụng cần tăng cường hỗ trợ Ban Chỉ đạo, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn việc phát hiện, xử lý, điều tra, truy tố các hành vi tham nhũng, tránh để dây dưa, kéo dài việc xử lý các vụ việc.

Báo cáo về kết quả công tác của Ban Chỉ đạo, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Nguyễn Đình Phách cho biết, 9 tháng đầu năm 2011, các cơ quan tố tụng đã khởi tố 161 vụ với 327 bị can về các tội danh tham nhũng (giảm 2,4% về số vụ, 2,3% về số bị can so với cùng kỳ năm 2010). Đối với 13 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo, đến nay đã xét xử sơ thẩm 1 vụ; Tòa án đang thụ lý 2 vụ; Viện Kiểm sát đang truy tố 2 vụ; cơ quan điều tra đang điều tra 6 vụ, tạm đình chỉ điều tra 1 vụ và đình chỉ điều tra 1 vụ.

Trong Quý III, các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố nhiều vụ việc sai phạm, tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng. Đặc biệt có các vụ: Lừa đảo, tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương, chi nhánh Nhà Bè; lừa đảo, tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng Phát triển Chi nhánh Đăk Lắk-Đắk Nông; Công ty Công chính tại tỉnh Lâm Đồng đã lừa đảo, chiếm đoạt của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương và một số ngân hàng khác. Thanh tra các bộ, ngành, địa phương đã triển khai 2.129 cuộc thanh tra, kết thúc 937 cuộc./.

Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản


Giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, đặc biệt tập trung vào các địa phương có tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số này trở lại mức 105 – 106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái khoảng năm 2025.

Đây là chỉ tiêu được đưa ra tại Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/11/2011.

Resize of dan so 1 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản

Ảnh minh họa

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mục tiêu tăng dân số ở mức 1%

Chiến lược đề ra 11 mục tiêu cụ thể. Một là, phấn đấu tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015 và ổn định ở mức khoảng 1% vào năm 2020; chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình cao của thế giới vào năm 2020.

Hai là, nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật và tử vong trẻ em, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe trẻ em giữa các vùng miền.

Cụ thể, giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống 19,3% vào năm 2015 và xuống 16% vào năm 2020; tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 15% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020; tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 30% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.

Ba là, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 52/100.000 vào năm 2020.

Các chỉ tiêu tiếp theo là: Giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh; duy trì mức sinh thấp hợp lý đáp ứng đầy đủ nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng; giảm tỷ lệ phá thai, cơ bản loại trừ phá thai không an toàn; giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản, chú trọng sàng lọc ung thư đường sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 54; cải thiện sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên và thanh niên.

Cải thiện sức khỏe sinh sản cho các nhóm dân số đặc thù (người di cư, người khuyết tật, người nhiễm HIV, người dân thuộc dân tộc có nguy cơ suy thoái về chất lượng giống nòi); đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người là nạn nhân của bạo lực vì lí do giới tính và trong trường hợp thảm họa, thiên tai cũng là một mục tiêu quan trọng.

Mục tiêu thứ mười và mười một là tăng cường chăm sóc người cao tuổi; thúc đẩy sự phân bố dân số phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, tăng cường lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở các cấp, các ngành.

Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra, Chiến lược đã đưa ra nhiều biện pháp cụ thể. Trong đó, sẽ thực hiện 13 dự án. Đó là: Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và kế hoạch hóa gia đình; dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; dự án Nâng cao chất lượng giống nòi; dự án Nâng cao năng lực quản lý chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; đề án Tổng thể nâng cao chất lượng dân số…

Theo kết quả điều tra cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở, vào thời điểm 0h ngày 1/4/2009 dân số Việt Nam là 85.846.977 người, trong đó có 42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm 50,6%).

Tính từ cuộc Tổng điều tra trước, số dân nước ta tăng thêm 9,523 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 952.000 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân/năm giữa 2 cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999 và 2009 là 1,2%/năm, so với thời kỳ 10 năm trước (1989-1999), mỗi năm tăng gần 1,2 triệu người (với tỷ lệ tăng hàng năm là 1,7%/năm).

Tuệ Văn


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Myanmar


Chiều 14/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Myanmar, Đại tướng Min Aung Hlaing đang có chuyến công tác tại nước ta.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng đánh giá cao kết quả cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Đại tướng Min Aung Hlaing, cũng như Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng đã được hai bên thống nhất ký kết trong khuôn khổ chuyến công tác Việt Nam lần này của Đại tướng Min Aung Hlaing.

nguyentandung myanmar Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Myanmar

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar. (Ảnh: Nguyễn Dân)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng Việt Nam và Myanmar có quan hệ hữu nghị, truyền thống lâu đời. Thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực tiếp tục phát triển tích cực, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước.

Thủ tướng nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là tiếp tục tăng cường, củng cố và phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác nhiều mặt với Myanmar vì sự phồn vinh của hai nước, vì sự phát triển chung của ASEAN.

Với tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác cùng có lợi, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị hai bên thực hiện tốt các thỏa thuận đã ký trong Bản ghi nhớ trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Đại tướng Min Aung Hlaing.

nguyen tan dung myanmar Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Myanmar

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Myanmar, Đại tướng Min Aung Hlaing

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mong muốn Đại tướng Min Aung Hlaing ủng hộ các doanh nghiệp quân đội của Việt Nam hợp tác với Myanmar, nhất là trong lĩnh vực viễn thông, ngân hàng và xây dựng các khu kinh tế.

Bày tỏ sự đồng tình với các đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại tướng Min Aung Hlaing cho biết, mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này của Đoàn Myanmar nhằm tăng cường tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa quân đội, nhân dân hai nước.

Đại tướng Min Aung Hlaing bày tỏ mong muốn được hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Việt Nam, nhất là trong việc chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, huấn luyện quân đội nói riêng, trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung.

Nguyễn Hoàng

Ảnh: Nhật Bắc


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh


Hôm nay (14/11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê chuẩn việc bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh nhiệm kỳ 2011 – 2016 đối với ông Đồng Văn Lâm, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nguyên Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Trà Vinh.

Trước đó, tại kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Trà Vinh tháng 9, ông Đồng Văn Lâm được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh. Ông Lâm là Ủy viên ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, nguyên Giám đốc Sở Tài chính Trà Vinh.

05875 a221 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh

Ông Đồng Văn Lâm. Nguồn: UBND tỉnh Trà Vinh

Với việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê chuẩn vị trí Phó Chủ tịch của ông Đồng Văn Lâm, hiện cơ cấu ban lãnh đạo UBND tỉnh Trà Vinh nhiệm kỳ 2011 – 2016 gồm:

Chủ tịch UBND tỉnh là ông Trần Khiêu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Trà Vinh nhiệm kỳ 2004 – 2011.

4 Phó Chủ tịch gồm ông Nguyễn Văn Phong, ông Tống Minh Viễn, bà Sơn Thị Ánh Hồng và ông Đồng Văn Lâm.

Các Ủy viên UBND tỉnh Trà Vinh gồm ông Lê Thanh Đấu, Giám đốc Công an tỉnh; ông Nguyễn Thành Nam, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; ông Lê Văn Quang, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; ông Phạm Quốc Thới, Chánh Văn phòng UBND tỉnh.

Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII tổ chức tháng 8 vừa qua, ông Nguyễn Thái Bình, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trà Vinh được bầu làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Nguồn Chinhphu




(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên


Tối 12/11, Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên-Việt Nam 2011 chính thức khai mạc tại Thái Nguyên. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước; lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương đã tham dự.

Đây là sự kiện tôn vinh, giới thiệu, quảng bá sản phẩm trà Việt Nam nói chung và trà Thái Nguyên nói riêng với bạn hàng, du khách trong nước và quốc tế.

nguyen tan dung lien hoan tra thai nguyen Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn ngành chè tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức

Phát biểu tại Liên hoan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương những thành tựu to lớn mà ngành chè Việt Nam đã đạt được và sự nỗ lực phấn đấu của các Bộ ngành chức năng, các địa phương trồng chè, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và đặc biệt là tinh thần vượt khó, cần cù, sáng tạo của hàng triệu nông dân, lao động – những người trực tiếp trồng, chế biến và kinh doanh chè Việt Nam.

Nhấn mạnh tiềm năng và lợi thế phát triển sản xuất kinh doanh chè của nước ta còn rất lớn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành chè nước ta vẫn còn nhiều khó khăn thách thức cùng với những hạn chế yếu kém cần quan tâm khắc phục.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn ngành chè tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, khắc phục những tồn tại yếu kém đưa ngành chè Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp thiết thực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các địa bàn trung du miền núi.

Mua hat Khai mac1 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên

Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên-Việt Nam 2011 chính thức khai mạc tối 12/11 tại Thái Nguyên

Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương tăng cường chỉ đạo, thực hiện tốt một số nội dung như cùng với việc phát triển chè theo qui hoạch, phải đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất; bố trí lại cơ cấu giống chè phù hợp với từng vùng và thị trường để nâng cao năng suất, chất lượng chè, phấn đấu đưa sản lượng chè búp tươi đạt trên 1 triệu tấn/năm.

Căn cứ vào nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, khẩn trương cơ cấu lại và đa dạng hóa sản phẩm trà; tập trung đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng hiện đại, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Tiếp tục tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa người trồng chè với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định; tăng thu nhập cho người làm chè.

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người trồng chè, các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, thực hiện tốt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với ngành chè, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định thương hiệu chè Việt. Phấn đấu trong vòng 5 năm tới giá chè xuất khẩu của Việt Nam ngang bằng giá bình quân thế giới, nâng kim ngạch xuất khẩu gấp 2 – 3 lần so với hiện nay.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương tiếp tục quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đối với các vùng trồng chè tập trung, gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo diện mạo mới cho ngành chè, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất có các hoạt động chính như Lễ khai mạc, Hội thảo quốc tế về cây chè, Triển lãm giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam, Lễ hội văn hoá Trà, Cuộc thi Người đẹp xứ Trà, Lễ bế mạc. Các hoạt động phụ trợ bao gồm Hội chợ Thương mại và du lịch Quốc tế; chợ quê ẩm thực; du lịch sinh thái và du lịch về nguồn; hoạt động đua thuyền; giới thiệu văn hoá ẩm thực trà; biểu diễn võ thuật; cờ người; các hoạt động văn hóa nghệ thuật…

nguyen tan dung lien hoan tra21 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm một gian hàng giới thiệu trà

Có khoảng 10 quốc gia và vùng lãnh thổ; 30 tỉnh thành trong cả nước, 50 làng nghề truyền thống và 25 doanh nghiệp kinh doanh chè tham gia Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất. Đây là sự kiện để tôn vinh, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trà Việt Nam nói chung và Trà Thái Nguyên nói riêng với bạn hàng, du khách trong nước và quốc tế.

Đây còn là dịp giới thiệu văn hóa trà của người Việt Nam, tạo sự hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, đặc biệt là phát triển sản xuất cây chè, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè.

Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh chè, nhất là ở các địa bàn miền núi, trung du. Cây chè đã được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, hiện nay đã được phát triển ở 34 tỉnh, thành phố trong cả nước, với diện tích trên 130 nghìn ha.

Nhiều vùng sản xuất chè tập trung, gắn với công nghiệp chế biến các sản phẩn trà nổi tiếng đã được hình thành ở Thái Nguyên, Lâm Đồng, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La… Sản phẩm trà ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng lên, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu tới trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, năm 2010 xuất khẩu trên 135 nghìn tấn, kim ngạch đạt gần 200 triệu USD.

So với 20 năm trước đây diện tích gieo trồng chè tăng lên gấp gần 2,5 lần, năng suất gấp 2,2 lần, sản lượng gấp 6 lần và kim ngạch xuất khẩu gấp 8 lần. Việt Nam đã đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng sản xuất và xuất khẩu trà.

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên-Việt Nam 2011


Tối 12/11, Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên-Việt Nam 2011 chính thức khai mạc tại Thái Nguyên. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước; lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương đã tham dự.

Đây là sự kiện tôn vinh, giới thiệu, quảng bá sản phẩm trà Việt Nam nói chung và trà Thái Nguyên nói riêng với bạn hàng, du khách trong nước và quốc tế.

nguyen tan dung lien hoan tra Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên Việt Nam 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn ngành chè tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức

Phát biểu tại Liên hoan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương những thành tựu to lớn mà ngành chè Việt Nam đã đạt được và sự nỗ lực phấn đấu của các Bộ ngành chức năng, các địa phương trồng chè, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và đặc biệt là tinh thần vượt khó, cần cù, sáng tạo của hàng triệu nông dân, lao động – những người trực tiếp trồng, chế biến và kinh doanh chè Việt Nam.

Nhấn mạnh tiềm năng và lợi thế phát triển sản xuất kinh doanh chè của nước ta còn rất lớn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành chè nước ta vẫn còn nhiều khó khăn thách thức cùng với những hạn chế yếu kém cần quan tâm khắc phục.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn ngành chè tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, khắc phục những tồn tại yếu kém đưa ngành chè Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp thiết thực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các địa bàn trung du miền núi.

Mua hat Khai mac Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên Việt Nam 2011

Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên-Việt Nam 2011 chính thức khai mạc tối 12/11 tại Thái Nguyên

Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương tăng cường chỉ đạo, thực hiện tốt một số nội dung như cùng với việc phát triển chè theo qui hoạch, phải đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất; bố trí lại cơ cấu giống chè phù hợp với từng vùng và thị trường để nâng cao năng suất, chất lượng chè, phấn đấu đưa sản lượng chè búp tươi đạt trên 1 triệu tấn/năm.

Căn cứ vào nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, khẩn trương cơ cấu lại và đa dạng hóa sản phẩm trà; tập trung đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng hiện đại, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Tiếp tục tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa người trồng chè với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định; tăng thu nhập cho người làm chè.

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người trồng chè, các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, thực hiện tốt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với ngành chè, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định thương hiệu chè Việt. Phấn đấu trong vòng 5 năm tới giá chè xuất khẩu của Việt Nam ngang bằng giá bình quân thế giới, nâng kim ngạch xuất khẩu gấp 2 – 3 lần so với hiện nay.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương tiếp tục quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đối với các vùng trồng chè tập trung, gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo diện mạo mới cho ngành chè, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

nguyen tan dung lien hoan tra2 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên Việt Nam 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm một gian hàng giới thiệu trà

Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất có các hoạt động chính như Lễ khai mạc, Hội thảo quốc tế về cây chè, Triển lãm giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam, Lễ hội văn hoá Trà, Cuộc thi Người đẹp xứ Trà, Lễ bế mạc. Các hoạt động phụ trợ bao gồm Hội chợ Thương mại và du lịch Quốc tế; chợ quê ẩm thực; du lịch sinh thái và du lịch về nguồn; hoạt động đua thuyền; giới thiệu văn hoá ẩm thực trà; biểu diễn võ thuật; cờ người; các hoạt động văn hóa nghệ thuật…

Có khoảng 10 quốc gia và vùng lãnh thổ; 30 tỉnh thành trong cả nước, 50 làng nghề truyền thống và 25 doanh nghiệp kinh doanh chè tham gia Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất. Đây là sự kiện để tôn vinh, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trà Việt Nam nói chung và Trà Thái Nguyên nói riêng với bạn hàng, du khách trong nước và quốc tế.

Đây còn là dịp giới thiệu văn hóa trà của người Việt Nam, tạo sự hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, đặc biệt là phát triển sản xuất cây chè, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè.

Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh chè, nhất là ở các địa bàn miền núi, trung du. Cây chè đã được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, hiện nay đã được phát triển ở 34 tỉnh, thành phố trong cả nước, với diện tích trên 130 nghìn ha.

Nhiều vùng sản xuất chè tập trung, gắn với công nghiệp chế biến các sản phẩn trà nổi tiếng đã được hình thành ở Thái Nguyên, Lâm Đồng, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La… Sản phẩm trà ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng lên, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu tới trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, năm 2010 xuất khẩu trên 135 nghìn tấn, kim ngạch đạt gần 200 triệu USD.

So với 20 năm trước đây diện tích gieo trồng chè tăng lên gấp gần 2,5 lần, năng suất gấp 2,2 lần, sản lượng gấp 6 lần và kim ngạch xuất khẩu gấp 8 lần. Việt Nam đã đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng sản xuất và xuất khẩu trà.

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)