Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý thí điểm thành lập Ban Quan hệ lao động cấp tỉnh


Ban Quan hệ lao động cấp tỉnh sẽ được thí điểm thành lập tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30/8 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức tọa đàm về việc thành lập và hoạt động của thiết chế thí điểm Ban Quan hệ lao động (QHLĐ) cấp tỉnh, thành phố.

Công nhân Công ty Giai Đức Việt Nam đối thoại với đại diện Liên đoàn Lao động huyện Chương Mỹ (Hà Nội).

Công nhân Công ty Giai Đức Việt Nam đối thoại với đại diện Liên đoàn Lao động huyện Chương Mỹ (Hà Nội).

Tháng 5/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý về nguyên tắc việc thí điểm thành lập Ban Quan hệ lao động cấp tỉnh tại Hà Nội và TP.HCM.

Trước đó, tháng 5/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Ủy ban QHLĐ quốc gia (do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội làm chủ tịch), với chức năng tư vấn cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa…

Theo lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thành viên của Ban thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Ban quản lý các khu công nghiêp – khu chế xuất, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã địa phương. Trong đó, một Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố làm Trưởng ban.

Chức năng của Ban là tư vấn cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đề ra chính sách và giải pháp xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ cũng như tham vấn cho các đối tượng trong quan hệ 2 bên ở cấp ngành và doanh nghiệp về những vấn đề thuộc QHLĐ.

Ban QHLĐ cũng sẽ tham gia thúc đẩy thành lập tổ chức công đoàn, đề xuất với Ủy ban QHLĐ Trung ương những vấn đề về chính sách pháp luật; tổ chức tiếp xúc đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp; tham vấn cho các đối tác xây dựng đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể…

Theo ông Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.Hồ Chí Minh, việc thành lập Ban QHLĐ xuất phát từ nhu cầu hình thành cơ chế phối hợp giữa các đối tác trong QHLĐ tại địa phương, tình hình tranh chấp lao động ngày càng gia tăng, tính chất phức tạp. Trong khi đó, công tác phối hợp giữa các sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, đại diện giới sử dụng lao động đang còn rời rạc, chỉ được tiến hành khi vụ việc xảy ra.

Tính từ đầu năm 2011 đến ngày 15/7/2011, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã xảy ra 132 vụ tranh chấp lao động tập thể với số người tham gia là 132.000 người.

Xuân Hà


(Theo website Nguyễn Tấn Dũng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét